Điều hòa sử dụng lâu ngày sẽ bị tích tụ bụi bẩn khiến giảm hiệu suất làm lạnh và tuổi thọ của sản phẩm. Sau đây, mình xin hướng dẫn bạn cách vệ sinh điều hòa Midea nhanh chóng ngay tại nhà nhé!
1. Vì sao cần vệ sinh điều hòa Midea thường xuyên?
Việc vệ sinh điều hòa Midea thường xuyên mang lại nhiều lợi ích quan trọng:
- Kéo dài tuổi thọ máy: Bụi bẩn tích tụ làm giảm hiệu suất hoạt động của điều hòa, khiến máy phải hoạt động quá tải, gây ra hư hỏng sớm cho các bộ phận quan trọng.
- Tiết kiệm điện năng: Khi điều hòa bị bụi bẩn bám, máy phải tiêu tốn nhiều điện năng hơn để đạt được nhiệt độ mong muốn. Vệ sinh thường xuyên giúp tiết kiệm đáng kể chi phí điện.
- Môi trường trong lành, khỏe mạnh: Bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc tích tụ trong điều hòa có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như ho, khó thở, dị ứng, v.v. Vệ sinh giúp loại bỏ những tác nhân này, đem lại không khí trong lành.
- Hiệu suất làm mát tối ưu: Khi điều hòa sạch sẽ, khả năng làm mát được đảm bảo, giúp không gian luôn thoáng mát và dễ chịu.
--> Bạn có thể vào đây để đặt: "Sửa điều hòa tại nhà" Nhanh Nhất
2. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh điều hòa Midea
– Trước khi tiến hành vệ sinh điều hòa Midea tại nhà thì bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây:
- Bình xịt nước hoặc bơm tăng áp chuyên dụng để vệ sinh điều hòa Midea.
- Túi vệ sinh điều hòa hoặc bạt che để hứng nước thải sau khi bảo dưỡng.
- Đồng hồ đo áp suất gas và dòng điện.
- Một số vật tư, dụng cụ khác như: Thang nhồm, Tuốc nơ vít, bút thử điện, băng dính điện, khăn khô, xà bông….
>>> Xem thêm:
- Hướng dẫn cách sửa lỗi E3 điều hòa Reetech tại nhà
- Bảng mã lỗi điều hòa TCL thường gặp nhất
- Nguyên nhân và Cách sửa lỗi 1A điều hòa Toshiba
3. Cách vệ sinh máy lạnh Midea tham khảo
Trước khi bắt đầu quá trình vệ sinh máy lạnh Midea tại nhà, hãy đảm bảo rằng máy đã được tắt và nguồn điện đã được ngắt ở cầu dao để đảm bảo an toàn. Tiếp theo, các bạn sẽ tiến hành theo các bước như sau.
3.1. Vệ sinh bộ phận dàn lạnh
- Đầu tiên nhẹ nhàng đẩy phần nắp che máy lạnh lên cao, để lộ ra bên trong dàn lạnh.
- Tiếp theo, hãy rút lưới lọc máy lạnh ra và sử dụng một bàn chải lông mềm cùng với vòi xịt nước đã chuẩn bị trước để làm sạch lưới lọc. Sau đó, đợi cho đến khi lưới lọc hoàn toàn khô trước khi lắp lại vào máy.
Lưu ý: Tránh sử dụng nước nóng để làm sạch lưới lọc vì nó có thể làm biến dạng lưới lọc làm từ nilon ở nhiệt độ cao.
- Tiếp theo, hãy dùng tua vít để tháo các ốc cố định với dàn lạnh và sau đó, nhẹ nhàng nhấc vỏ dàn lạnh ra khỏi máy. Sử dụng giẻ khô để lau sạch phần vỏ bên ngoài của dàn lạnh.
Để vệ sinh dàn lạnh:
- Trước tiên, hãy sử dụng một miếng giẻ khô hoặc túi nilon để che kín bo mạch và tránh nước bắn vào và gây hư hỏng cho các bộ phận bên trong.
- Đặt một máng tôn hoặc võng nilon phía dưới dàn lạnh để hứng nước.
- Cuối cùng, hãy xịt nước vào các khe kim loại trên dàn lạnh.
Lưu ý: Chỉ xịt nước vào các khe kim loại và tránh xịt vào các bộ phận khác để tránh gây hư hỏng cho máy lạnh.
3.2. Vệ sinh bộ phận dàn nóng
- Chắc chắn rằng nguồn điện đã được tắt để an toàn.
- Mở mặt nạ bảo vệ của dàn nóng ra.
- Xịt nước sạch vào khe hở giữa các lá kim loại. Làm việc này cho đến khi dàn nóng sạch bóng.
- Lau phần vỏ bên ngoài của dàn nóng.
- Chờ hoặc phơi khô dàn nóng rồi lắp lại các chi tiết theo đúng quy trình.
Lưu ý: Khi thực hiện quá trình xịt rửa, hãy cẩn thận và hạn chế làm biến dạng dàn nóng. Nếu làm móp méo các lá kim loại, bạn có thể sử dụng một vật mỏng đầu nhọn để vuốt cho thẳng lại. Trong quá trình làm việc, cần rất nhẹ nhàng để tránh làm thủng các môi chất nằm trong lá kim loại.
Để đảm bảo an toàn, bạn có thể liên hệ với một trung tâm bảo dưỡng đáng tin cậy để được hỗ trợ đúng cách và hiệu quả.
Kết Luận
Bài viết trên đưa ra hướng dẫn về các bước vệ sinh máy lạnh Midea tại nhà. Hy vọng thông tin trên giúp bạn có thể dễ dàng tiến hành vệ sinh máy lạnh ở nhà được hiệu quả và an toàn, đảm bảo cho máy hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.