Ai cũng biết nước biển rất mặn, nhưng thực chất trong nước biển không chứa bất kỳ lượng muối nào. Nghe rất vô lý? vì ai cũng biết việc tạo ra muối, là bằng cách cho nước biển bay hơi. Nhưng đó là sự thật.

Xem video: youtube tại đây

hình ảnh

Muối là hợp chất hóa học, được tạo thành từ các hạt mang điện tích dương kết hợp với điện tích âm, và ta gọi chúng là “Ion”. Hay cụ thể hơn là sự liên kết giữa ion Natri và Clorua,  mà ta tạm gọi là ion muối kết tinh thành các tinh thể muối, mà nhà nào cũng có. 

Nhưng muối nói chung, là không thể nào tồn tại được trong nước - hoặc chí ít là không thể nào tồn tại được lâu. Vì trong bản thân của nước, cũng là sự kết hợp của hạt mang điện tích âm và điện tích dương với tên chung là H20. 

Điều này làm cho nước giống như một nam châm thu nhỏ và chúng sẽ hút, làm tách rời các Ion của tinh thể muối. 

Việc này đã giúp ta dễ dàng hòa tan muối trong nước. Mặc dù, lúc này nước sẽ có vị mặn và ta gọi là nước muối, nhưng lại không có muối trong đó, mà lúc này trong nước chỉ có các ion muối mà thôi. 

Và nước mặn ít, hay mặn nhiều. hoặc nước mặn, hay nước lợ là do nồng độ các ion muối, đang tồn tại nhiều hay ít trong nước. 

Tuy nhiên, đối với một ly nước nếu ta cho quá nhiều muối, và đạt đến một trình độ mà lúc này các Ion nước, không còn khả năng để hút được thêm các ion của muối, thì muối sẽ không được hòa tan. Mà trong hóa học gọi là bão hòa. 

Nhưng trong tự nhiên, thì ta gọi chúng là sự tái kết tinh. Tức là khi các ion muối xuất hiện quá nhiều trong nước - việc này làm cho chúng va chạm vào nhau mãnh liệt hơn, và tạo sự liên kết kém bền trong giai đoạn thời. 

Điều này có thể thấy tại vùng biển chết, ví dụ như vùng biển chết nằm giữa Israel và Jordan. Các ion liên tục bị cuốn vào bờ biển tại đây và liên kết với nhau tạo thành các tinh thể muối, tích tụ qua nhiều năm kết hợp với sự bốc hơi của nước mà tạo thành các ụ muối xung quanh bờ biển. Nhưng trong đại dương, mặc dù các ion muối, liên tục được bổ sung - từ các hoạt động của núi lửa, cũng như các trầm tích từ các sinh vật. 

Nhưng các dòng sông nước ngọt đổ ra đại dương, đã liên tục giúp pha loãng các ion muối. Bên cạnh đó, các sinh vật biển cũng hấp thụ các ion này, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau ví dụ như quá trình tạo vỏ của các loài cua, sò và ốc.

Ta có thể thấy, mặc dù đại dương được cung cấp rất nhiều ion muối, nhưng đồng thời chúng cũng được pha loãng đi liên tục. Nên độ mặn của đại dương gần như không đổi theo thời gian. 

Bạn có biết? khi nước biển đóng băng ở hai cực của trái đất, thì chỉ có phần nước ngọt là chịu tác động, còn những ion muối thì bị đẩy trở lại đại dương, và đi đến những vùng ít ion muối hơn. 

Các ion muối này khi di chuyển cũng kéo theo một lượng nhiệt đã hấp thụ tại vùng xích đạo, và cũng đồng thời vô tình kéo theo các chất dinh dưỡng cũng như oxy đi đến khắp nơi trên thế giới. 

Do đó, việc này đã giúp cho vùng xích đạo dịu bớt cái nóng, và ở hai cực dịu bớt cái lạnh. Tuy nhiên, khi trái đất nóng lên các mảng băng ở hai cực bắt đầu tan ra và ion muối ở hai cực bắt đầu được pha loãng, mặc dù điều này đang thay đổi rất là nhỏ, nhưng chúng đang được thay đổi liên tục. Nếu Điều này xảy ra nhanh, hoặc đến một giai đoạn nào đó, thì có thể các ion muối không còn đảm nhận vai trò là người vận chuyển nữa. 

Lúc này, đại dương có thể ngừng trao đổi chất, xích đạo sẽ nóng và nóng hơn nữa, băng ở hai cực sẽ không còn tồn tại, các sinh vật và chúng ta rồi cũng sẽ bắt đầu hẹo. Các cơn bão lúc này sẽ xảy ra thường xuyên hơn, tần suất nhiều hơn và ngày càng mạnh hơn. 

Có lẽ chúng ta đã từng coi thường cái gọi là Ion muối, cái gọi là natri hay clorua trong suốt một thời gian dài, đơn giản Vì bạn và tôi ghét Hóa học. Nhưng hôm nay, chúng ta nên coi trọng chúng, nếu không muốn viễn cảnh tận thế, xảy ra nhanh hơn.

Bạn nghỉ thế nào về việc này

(365 Story)