Em gái mình chuẩn bị tốt nghiệp, nó xin ít kinh nghiệm phỏng vấn xin việc, sẵn mình chia sẻ với các mẹ vài cách nhỏ của mình sau vài năm đi làm nè:




Ảnh Internet.



Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc có thể các mẹ quan tâm:



- Tìm hiểu kĩ về nơi các mẹ muốn đi làm: Cách của mình cũng đơn giản lắm, xem tiêu chí tuyển dụng là gì, có phù hợp và đúng tính chất việc mình yêu thích hay không. Cách người đăng tải nội dung tuyển dụng ra sao, thực ra nhiều mẹ đặt niềm tin một job mới lạ nhờ vào cách thể hiện của người tuyển dụng nhé. Sau đó nên biết rằng công ty mình hoạt động ra sao, phát triển như thế nào. Chậm mà chắc, nếu cảm thấy công ty chưa thật sự thỏa mãn bản thân hãy tìm những công ty khác. Hoặc công ty "cao cấp" mà mẹ khó với tới cũng vẫn có thể dành thời gian trau dồi, thể hiện sự quyết tâm để vào vị trí yêu thích.



- Thái độ quyết định gần như 100%: Đó chính là sự quyết tâm mình trình bày ở trên. Có một nghịch lý như vầy các mẹ ạ, sinh viên mới ra trường đa phần thiếu kinh nghiệm, người mới thất nghiệp lại có vẻ bi quan, thậm chí tìm một công việc cho qua ngày. Nhưng thay vì ủ rũ, sợ sệt hay chán nản thì các mẹ cần thay đổi ngay. Vui vẻ và hào hứng mình sẽ làm được gì cho công ty sau này, mình sẽ cống hiến và phát triển như thế nào? Thể hiện điều đó cho người tuyển dụng được nghe một cách chân thành và trung thực. Một người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm vẫn có thể chiến thắng cuộc tuyển dụng với người dày dặn kinh nghiệm hơn đấy.



- Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc với các câu hỏi thường gặp:



+ Giới thiệu bản thân ngắn gọn, sở thích, đặc điểm.



+ Tại sao bạn lại muốn công việc này?



+ Ưu điểm lớn nhất của bạn là gì?



+ Khuyết điểm lớn nhất của bạn là gì?



+ Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?



+ Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?



+ Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?



+ Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?



+ Bạn có thể giúp ích gì khi làm việc nhóm?



+ Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?



+ Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?



+ Có muốn hỏi gì nữa không?



Ngoài ra những công việc chuyên môn các mẹ nên biết để chuẩn bị với câu hỏi: như ngoại ngữ bạn tới đâu, như nếu khách không hài lòng thì làm thế nào? bạn đã từng tham gia thử thách nào, đã từng nói chuyện trước bao nhiêu người...



- Cách trả lời:



+ Khi được hỏi bạn nên trả lời một cách tự tin, trung thực, rõ ràng và ngắn gọn, tránh trả lời dài dòng, không đi đúng trọng tâm.



+ Trả lời trung thực nhất có thể, những gì bản thân sẵn có, bởi những lời lấp liếm, vòng vo, ngụy tạo cho bản thân người tuyển dụng thông minh sẽ nhìn được trong vòng 1 nốt nhạc.



+ Cố gắng nói to hơn bình thường một chút. Nếu không hiểu hay chưa nghe rõ câu hỏi của người phỏng vấn, hãy nhờ họ nhắc lại hoặc giải thích lại. Không nên trả lời một cách tùy tiện.



+ Đừng quá áp lực, có thể trao đổi qua lại như một cuộc nói chuyện bình thường, thể hiện sự tôn trọng nhau.



+ Kết thúc cuộc phỏng vấn, cảm ơn chân thành và chào tạm biệt họ nhé!




Ảnh Internet.



- Vẻ ngoài



Khi phỏng vấn không cần phải mặc quá cầu kì, sang trọng, chỉ cần đơn giản và lịch sự là đã có thể để lại ấn tượng tốt cho người phỏng vấn rồi. Đàn ông có thể mặc quần tây, áo sơ mi trắng. Còn đối với phụ nữ, trang phục trang nhã, kín đáo và trang điểm nhẹ, đừng mặc màu quá tối hoặc nổi bật đến mức "chói lóa".



Khi bước vào, đừng quên chào hỏi và mỉm cười để tạo thiện cảm và ấn tượng tốt với người phỏng vấn.



Điều cuối cùng mình muốn nói trong kinh nghiệm phỏng vấn xin việc, hãy biết rằng mình đi làm việc chứ không phải đi chơi. Hãy xác định bản thân muốn gì, bản thân trong tương lai sẽ như thế nào, vị trí của mình trong chặng đường dài tại nơi tạo cho bạn thu nhập hàng ngày này ra sao để quyết tâm đậu 100% nhé.


Tổng hợp.