Những miếng sushi ngon lành được làm từ các loại hải sản tươi mới theo mùa là món ăn được ưa chuộng nhất trong thực đơn của các nhà hàng Nhật Bản Sự hấp dẫn của những miếng sushi là nhờ nguyên liệu nhưng ít ai biết rằng, còn có yếu tố khác cũng quan trọng không kém.
Đó là dao – công cụ dùng để thái từng miếng cá mỏng với những vết cắt đẹp mắt, gọn gàng.
Nghi lễ Hocho-shiki
Thành phố Sakai của tỉnh Osaka là nơi sản xuất dao nhà bếp nổi tiếng ở Nhật. 90% lượng dao cung cấp ra thị trường nội địa có xuất xứ từ đây. Hiện nay, những người thợ làm dao địa phương ở Sakai vẫn thực hiện công việc bằng thủ công.
Thông thường, chiếc dao dùng trong nhà bếp ở Nhật được làm từ sắt dẻo nhưng phần lưỡi dao tiếp xúc với vật cắt lại là thép. Ưu điểm của lưỡi dao thép là không đổi màu, sắc bén, không biến dạng và đặc biệt là rất cứng. Thép là hợp kim cứng nhưng có nhược điểm là rất giòn, vì vậy, nó phải được kết hợp với sắt có độ dẻo. Sự gắn kết này sẽ cho ra đời sản phẩm cuối cùng là những chiếc dao vừa sắc bén, sáng bóng vừa không dễ gãy.
Lịch sử của nghề rèn dao Nhật Bản có từ lâu đời, bắt nguồn từ kỹ thuật luyện thép để rèn kiếm, xuất hiện vào thế kỉ thứ VI. Để có thép, trước tiên, người ta phải xây lò nung bằng đất sét truyền thống Tatara. Đốt than trong lò đến nhiệt độ cần thiết, cho cát sắt Satetsu có chứa thành phần chính là sắt vào lò nung trong 72 giờ. Nhiệt độ của lò nung khoảng 1.500 độ C. Ở mức nhiệt này, cát sắt Satetsu sẽ chuyển hóa thành loại thép rắn, rất cứng có tên Tama-hagane.
Thời gian xây lò và hoàn tất qui trình chuyển hóa từ cát sắt thành thép phải mất đến 1 tuần. Để thu sản phẩm cuối cùng là thép Tama-hagane, người ta phải phá vỡ lò nung. Mỗi mẻ nung chỉ cho ra một số lượng thép khiêm tốn. Chúng tiếp tục được xử lí để cho ra thép Shin-gane không giòn, đó là nguyên liệu quan trọng để chế tạo kiếm Nhật. Thợ rèn dao Nhật Bản đã ứng dụng kỹ thuật rèn kiếm hoàn hảo từ nguyên liệu thép Shin-gane để tạo ra những chiếc dao có độ sắc và không gỉ sét.
Dao dùng trong nhà bếp ở Nhật được làm từ sắt dẻo nhưng phần lưỡi dao tiếp xúc với vật cắt lại là thép |
Dao nhà bếp bắt đầu được sản xuất với số lượng lớn và sử dụng rộng rãi vào thời Edo, thế kỉ XVII. Thời điểm đó, trong các gia đình thượng lưu lẫn giới bình dân đều có vài chiếc dao treo nơi góc bếp. Sự ra đời ồ ạt của dịch vụ ăn uống tại khu vực kinh thành là một nguyên nhân thúc đẩy nghề sản xuất dao ở Nhật phát triển. Điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản giai đoạn này là các cửa hàng ăn lưu động phục vụ món sushi cơm cuộn cá sống và sashimi.
Dựa vào nhu cầu của người đầu bếp, các thợ rèn dao lần lượt đưa ra thị trường nhiều loại dao khác nhau. Họ bắt đầu sản xuất những chiếc dao dùng để thái hải sản sống làm món sushi và sashimi. Tuy nhiên, loại dao sử dụng để chế biến các món ăn trên lại không thích hợp để cắt gọt củ quả. Và dao Nakiri, một trong những loại dao chuyên dùng để cắt củ quả, ra đời.
Dao Nakiri - một trong những loại dao chuyên dùng để cắt củ, quả |
Dao Gyu-to rất tiện lợi khi dùng để cắt những khối thịt bò đông lạnh |
Dao Santoku có chiều dài từ 12 – 18 cm, có độ cân bằng tốt, cấu tạo lưỡi dao phù hợp để các bà nội trợ có thể xử lí nhiều nguyên liệu mà không cần đến nhiều loại dao khác nhau. Ngày nay, dao Santoku của Nhật Bản rất được giới đầu bếp chuyên nghiệp ở châu Âu và Mỹ ưa chuộng.
Dao Santoku có thể dùng để cắt, gọt mọi thứ và rất tiện dụng |
Sưu tầm