Xóm tôi có mấy đứa trẻ khoảng từ 5-10 tuổi gì đấy mà trông nó còn áp lức hơn cả tôi. Buổi chiều tôi đi học về đã thấy mẹ ăn các chuẩn bị đồ ăn cho vào trong cặp hoặc cho con tiền đi ăn để tối học thêm rồi mà mấy em còn bé tý 1 tuần 3 lớp học thêm 6 buổi còn buổi chủ nhật thuê gia sư về dạy thêm. Tôi hỏi các bác thì bác bảo năm này các em lên lớp 1 thì phải cho đi học phụ đạo để theo kịp các bạn tôi hỏi bác lớp một thì có gì mà không theo kịp các bạn thì bác bảo lớp con bác toàn thần đồng đã biết làm phép tính đọc văn đánh đàn. Nhiều hôm 21h tối tôi mới thấy các em đạp xe về nhà. Nhiều phụ huynh bảo “đời tôi học hành không đến nơi đến chốn nên suốt đời lao động phổ thông rất vất vả, bây giờ có chút điều kiện nên muốn tập trung cho việc học tập của con cái, chỉ có cách tìm thầy, tìm lớp cho cháu học thêm”, tôi hỏi phụ huynh khác một môn học sao phải cho cháu đi học ở nhiều lò luyện và học nhiều lớp trong ngày thế, thì làm gì còn đâu thời gian cháu tự học để biến kiến thức của thầy thành của mình, tôi nhận được câu trả lời “nhận thức của cháu còn chậm nên học thêm các thầy càng nhiều càng chắc”. Bác nghĩ sau rồi học thế là hại con em mình Độ tuổi để học sinh bắt đầu đi học thêm là tùy thuộc trình độ mỗi cá nhân, nhưng giai đoạn phù hợp để bắt đầu học thêm, chuẩn bị cho những kỳ thi quan trọng là từ lớp 8, lớp 9.
Bên cạnh đó, việc đi học thêm tràn lan và tốn kém về kinh tế thì phải điều chỉnh. Học thêm có hai kiểu: Thứ nhất để bù đắp kiến thức đã bị hổng mất, thứ hai là học nâng cao. Còn những trường hợp đi học thêm “a dua” thì chỉ gây lãng phí, tốn kém cho gia đình. Trung bình mỗi ca học thêm khoảng 100.000 đồng, mà mỗi tuần gần chục buổi học thêm, rồi học sinh đi học quá nhiều về thiếu sức sống, thì chẳng khác gì đày đọa ”.