1. Bé bị cảm lạnh, ho, sổ mũi

Con nít dưới 1 tuổi hầu như không bị bệnh vì còn kháng thể từ mẹ, tùy mẹ và bé mà thời gian này kéo dài hay ngắn . Sau thôi nôi , bé bắt đầu bị sổ mũi, ho, cảm…là khi cơ thể học cách chống chọi lại với vi trùng, vi khuẩn và các mầm bệnh từ môi trường sống .

Khi thấy con húng hắng ho, hoặc bắt đầu sổ mũi, hắt xì thì mẹ đừng để lâu bé sẽ bị nặng hơn. Xức dầu vào lòng bàn chân , mang vớ khi bé ngủ, xức dầu cho ấm ngực, bụng và lưng bé

Nhà mình lúc nào cũng có 2 hũ rượu gừng, 1 hũ để xoa và 1 hũ để uống. Rượu gừng để xoa thì chỉ là gừng ta giã nhỏ ngâm rượu bình thường. Còn rượu gừng để uống là gừng ta nướng lên sau đó cạo vỏ đen, giã nhỏ ngâm rượu. Nướng để ra hết nhựa độc trong gừng theo lời 1 thầy thuốc đông y dạy. Mỗi khi con cảm lạnh, sổ mũi, mình lấy 1 vá rượu gừng xoa và 1 ít bã gừng bỏ vô nồi nấu cho nóng lên rồi mang ra vớt bã bỏ vô 1 cái khăn xô và chấm rượu đánh cảm cho con. Đánh từ đỉnh đầu, xuống tai, xuống trán, đến mặt, cổ, ngực đánh xuống tận bụng dưới, lưng, 2 cánh tay, chân, lòng bàn chân. Sau đó lấy khăn khô lau cho khô. Khi đánh cảm phải ở trong phòng kín tránh gió lùa sẽ bị trúng gió lại. Sau khi đánh cảm uống chút nước ấm, nếu bé lớn rồi thì cho uống chút rượu gừng uống . Bệnh giảm 70% là chắc. Không bao giờ bé sổ mũi quá 3 ngày nếu được mẹ chăm kỹ như này

Tuy nhiên đánh gừng như vậy cũng tùy bé, có bé chịu, bé không. Như nhà mình , anh Hai chị Ba thì đánh rượu gừng vô tư nhưng anh út thì bị rát da , nóng không chịu được, chỉ chịu đánh cảm bằng tinh dầu khuynh diệp . Vì vậy các mẹ nên thử chút một để xem phản ứng da của con thế nào nha.

Các mẹ đừng quên đôi chân con nhé, khi bi bệnh , con được mang vớ giữ đôi chân ấm thì sẽ mau khỏi hơn rất nhiều

Cách đánh cảm bằng rượu gừng nhà mình dùng cho cả người lớn và trẻ con . Đánh xong thấy người nhẹ bẫng như vừa trút được khối đá trên đầu, vai , cổ

Bé nằm máy lạnh bị lạnh quá, đi mưa , đi chơi khuya bị sương đêm...mà chuyển sang ho sổ mũi là dấu hiệu của cảm lạnh, các mẹ đánh dầu, mang vớ cho con mau hết nha

Hướng dẫn đánh cảm :

gọi là đánh nhưng thật ra là xoa vuốt từ đỉnh đầu xuống gáy, từ đỉnh đầu xuống 2 tai, vuốt vành tai và phía sau tai xuống gáy cổ. Vuốt từ giữa trán ra 2 thái dương và mang tai. Vuốt từ thái dương xuống má cằm. Vuốt từ trán xuống 2 cánh mũi , từ mặt xuống cằm cổ, từ cổ xuống ngực bụng, từ gáy xuống 2 thăn lưng 2 bên cột sống, đánh khắp lưng ngực bụng, đánh từ vai ra hết 2 cánh tay, lòng bàn tay, đánh xuống 2 cẳng chân, xoa lòng bàn chân... cứ vậy theo nguyên tắc từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài

Bạn nào không có sẵn rượu gừng thì có thể dùng gừng tươi giã nhỏ bỏ chút rượu trắng vô nấu sôi lên rồi đánh cảm.

bé nhỏ dưới 1 tuổi mình khuyên chưa đánh cảm bằng rượu gừng được vì da còn non. Mẹ chỉ nên xức dầu khuynh diệp cho bé 

2. Bé bị đầy hơi, khó tiêu

Thầy đông y dạy : Xức dầu vào rốn bé . Sau đó nhỏ 1 -2 giọt vào 3 đầu ngón tay mẹ sau đó dùng tay mẹ xoa vòng quanh rốn bé (không được đụng vào rốn). Nếu là bé trai xoa 21 lần, bé gái 27 lần xuôi chiều kim đồng hồ , sau đó xoa vòng ngược lại 21 lần / 27 lần. Xoa nhẹ nhàng, từ tốn, đồng thời dặn con ráng xì hơi ra . Xoa xong mà bé xì hơi ra được là ok. Xoa xong mà bé chưa xì hơi ra được thì 10-15 phút sau xoa lại như trên. Cho đến khi nào bé xì hơi ra được

Nhà mình thì thường xoa 1-2 lần là nghe mùi thúi um, những lúc đó mẹ hít được mùi đó là vui như tết, mẹ con cười tươi như hoa 😆😆😆

Bây giờ anh Hai to quá, 65 ký muốn gấp đôi mẹ mìn, mỗi lần ảnh kêu căng bụng khó tiêu là mình phải dốc tinh dầu vào lòng bày tay và xoa cho ảnh 3 lần liên tiếp như vậy. Một hồi sau ảnh kêu mẹ đi ra chỗ khác đi là mình hiểu liền ha, bị đuổi mà rất vui , kakaka 😂

3. Bé bị tiêu chảy , rối loạn tiêu hóa (RLTH)

Các mẹ nhớ xoa dầu giữ ấm chân là điều quan trọng nhất. Đau bụng mà chân lạnh sẽ rất lâu khỏi, bé cứ đi ra nước hoài. Rất mệt. Giữ ấm cho bé , bé rất mau khỏi bệnh . Áo dài tay, quần dài, chân mang vớ. Vải thoáng mát để bé thấy thoải mái, đừng mặc đồ ôm sát trừ khi bạn đang ở mùa đông xứ lạnh.

Nếu bé còn bú mẹ, mẹ không ăn đường, không ăn ngọt, ăn them gừng , cà rốt cho con bú . Mẹ uống rượu gừng, nước gừng . ăn những món lành tính , ít dầu mỡ, ăn món dễ tiêu

Nếu bé bú sữa hộp, ngưng sữa hộp thường vì có đường lactose làm cho tiêu chảy kéo dài. Các mẹ thay bằng sữa không có đường Lactose như Enfalactofree…sẽ giúp bé mau kết thúc tiêu chảy

Quan sát phân của con để xem có tia máu, sợi máu, hay có máu không. Quan sát kỹ . Màu sắc , mùi …Nếu có tia máu hay máu là ngay lập tức lấy mẫu phân của con bỏ vô 1 cái lọ sạch và cho con đi khám . Nếu bé sốt và đi cầu ra máu, bé đã bị nhiễm trùng đường tiêu hóa cần phải điều trị theo toa bác sĩ. Nếu bé tiêu chảy đến ngày thứ 2,3, mẹ nên cho bé đi khám .

Việc quan sát và ngửi phân con là cv không phải ai cũng chịu làm nhưng tình yêu của mẹ là bao la nên vì con mà mẹ làm tất. Đến giờ mình có thể nhìn phân và nghe mùi phân con mà biết được con ăn nhiều đạm cần bớt đạm lại, hay ăn uống linh tinh mà rlth …phân xanh, vàng nhạt, vàng đâm, đặc hay sệt hay khuôn…đều là phản ánh sức khỏe và tâm trạng của bé cả ♥️

(còn tiếp)


 

hình ảnh