KỸ NĂNG LÀM MẸ (tiếp theo và hết phần kỹ năng)

Kỹ năng 3: Học cách TÔN TRỌNG CON. Con nít thì biết gì mà phải tôn trọng?

1. Hãy loại trừ suy nghĩ con nít không biết gì , đó là quan niệm sai lầm. Người xưa có câu “Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ”hàm ý con nít vô tư trong sáng có gì nói đó nhưng cũng có nghĩa chúng biết và ý thức được hết mọi diễn biến cuộc sống xung quanh mình, mặc dù không nói ra. Khi con bạn từ chối 1 món ăn, hay không muốn làm 1 việc gì đó, chúng luôn có lý do. Hãy tôn trọng con, hỏi xem tại sao con không ăn? Tại sao con khóc? Tại sao con không thích làm việc này việc kia? Và hãy lắng nghe lời con , động viên con nói ra ý kiến của mình . Và sau cùng nhưng rất quan trọng: hãy tôn trọng quyết định của con, dạy cho con biết Nguyên nhân- hậu quả và cho con học cách tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Hãy tôn trọng con ngay khi bé mới sinh ra.

Hồi sinh anh Hai, mình không có kinh nghiệm nên hay ép con ăn món này món kia. Con không thích ăn nên cứ ngậm trong miệng rồi phun ra. Mỗi bữa ăn rất mệt mỏi. Sau này biết rồi, mình không ép nữa. Con khong thích ăn hoặc không muốn ăn nữa là ngưng ngay, cho dù chưa ăn được gì. Tạo cơ hội cho con biết đói là gì . Điều này rất quan trọng. Thời nay no đủ nên trẻ em hầu như ít có cơ hôi biết được cảm giác đói vì các bà các mẹ rất chăm chỉ canh giờ để cho ăn, nào là bữa chính, bữa xế, yaourt, phô mai, trái cây, nước cam…1 ngày không biết bao nhiêu bữa. Thế nên nhìn thấy đồ ăn là con thấy ngán, bỏ chạy. Hãy cho con có cơ hội được đói, và khi con đói, hãy cho con cơ hội được chờ đợi. Tức là bạn sẽ không vội vàng mang đồ ăn ran gay mà vui vẻ nói con chở chút xíu , chút nữa mới có cơm , chút nữa là thịt chin. Sau cảm giác đói và chờ đợi vậy, khi đồ ăn mang ra, con háo hức ăn 1 cách vui vẻ .

Hôm rồi anh út nhà mình đi học mẫu giáo về bỗng nhiên không chịu ăn cơm, nói con no rồi. Bà dzú thấy lạ vì mọi ngày ảnh ăn hết 1 chén cơm ngon lành, nghĩ là ảnh ham chơi khong chịu ăn. Vậy là bà dzú ép cho ảnh ăn bằng hết. Vừa ăn xong miếng cuối cùng thì ảnh ói ra hết sạch nào là cơm của dzú đút, bánh ngọt, hamburger, bánh kèm đủ mùi tả pí lù trong đó. Mẹ về nghe kể liền gọi cho cô giáo, cô giáo nói hôm nay ở lớp có sinh nhật bạn nên buổi chiều các bé ăn no rồi . Từ đó mẹ dặn bà dzú khi nào ảnh có gì khác thường, hãy nhớ hỏi thăm ảnh xem lý do tại sao và đừng bao giờ ép anh út cưng của tui làm gì mà chưa có ký do chính đáng nha 😂

  • Khi con không chịu ăn, trước hết mẹ hãy kiểm tra món ăn : có nóng k ? có mặn/lạt k? có xương k? ..
  • Khi con không chịu ăn, mẹ hãy hỏi con xem tại sao ? nếu con nhỏ chưa biết nói thì mẹ lắng nghe tiếng khóc và quan sát phản ứng của con để hiểu.
  • Khi con không chịu ăn, mẹ thử kiểm tra xem bụng con có căng k? con có bị đầy hơi khó tiêu không ?
  • Khi con không chịu ăn, mẹ thử cho con món khác xem con có thích không? Đừng hỏi con thích ăn gì vì có thể trẻ sẽ nghĩ ra món mà bạn không có sẵn ngay . Thay vào đó hãy cho con 2-3 sự lựa chọn (đừng nhiều hơn sẽ khiến trẻ khó quyết định và sau này biết đòi hỏi nhiều món ). Ví dụ : nếu con không ăn cháo thịt, giờ mẹ có cơm với trứng chiên hoặc cháo trắng chà bông, con chọn đi
  • Và nếu cuối cùng con vẫn không muốn ăn, hãy tôn trọng điều đó . Và cho con cơ hội khi nào đói thì nói mẹ nếu con có lý do chính đáng ( vẫn còn no, bị đầy hơi, ..). Nếu con không ăn vì ham chơi, vì nhõng nhẽo ..thì hãy cho con biết quy tắc của mẹ. Ví dụ đến bữa phải ăn, nếu không ăn sẽ phải nhịn đến bữa sau và không được ăn những món vặt khác thay thế….Khi mẹ dạy con quy luật nhân quả và cho trẻ tự quyết định , trẻ sẽ học được cách chịu trách nhiệm với hành động của mình và có thói quen suy nghĩ trước khi qđ làm 1 việc gì đó.

Cách đây 8-9 năm tôi có tham gia lớp học “Kỷ luật không nước mắt” của cô Trần Thị Ái Liên. Đến phần thực hành Thiền và hồi tưởng đến những món ăn mà mẹ đã cho con ăn, hồi tưởng đến những bữa ăn kéo dài , chén cháo nguội lạnh mà mẹ vẫn ép con ăn cho bằng được, nhiều mẹ đã khóc vì nhận ra mình đã vô tâm ép con mình phải ăn những chén cháo không ra cháo, cơm không ra cơm, trộn xay hổ lốn thịt rau vào chug xanh không ra xanh vàng không ra vàng , chẳng khác gì cám heo mà ngày này qua tháng khác cứ chăm chăm nhét vào miệng con. Con không chịu thì quát tháo, la mắng , cơm chan nước mắt, rồi mang tivi ipad ra dụ để nhét miếng cháo lạnh tanh vào cho đủ no. bản thân các mẹ còn không muốn ăn tại sao bắt con mình ăn cái món mang tiếng nhiều dinh dưỡng nhưng thật ra chẳng ngon lành gì?

  • Khi con không chịu ngủ, hãy kiểm tra xem con bị đau gì không? Khó chịu ở đâu?
  • Khi con không chịu ngủ và cứ chơi suốt, hãy kiểm tra lại thời gian biểu trong ngày của con
  • Khi con không chịu ngủ và cứ đòi chơi, ok hãy bày cho con chơi 1 trò chơi vận động nếu bé thích vận động, sau khoảng 30 phút chạy nhảy mệt lừ , giải phóng được phần năng lượng còn dư, bè sẽ lăn ra ngủ thôi
  • Khi con không chịu ngủ và đòi chơi, ok hãy nói con kể chuyện cho mẹ nghe , đọc truyện cho mẹ nghe , đọc sao cho diễn cảm vào nha, sau 1 hồi “diễn thuyết” và “lao động trí óc”, bè sẽ mệt nhoài và ngủ thôi

Chẳng cần la lối chi cho mệt cả mẹ & con mà còn tạo tấm gương xấu cho con học theo . Cứ tôn trọng nhau và vui vẻ sống chung thôi J

2. Nếu bạn muốn sau này con biết tôn trọng và nghe lời cha mẹ thì hãy làm gương cho con ngay lúc này. Khi cha mẹ tôn trọng ý kiến của con, con sẽ copy cách hành xử đó và có thái độ tương tự đối với cha mẹ và người khác. Khi gặp 1 đứa trẻ, đừng bao giờ trách “tại sao không chào cô? Chào cô đi con” . Please , never! Khi gặp 1 đứa trẻ , hãy chào bé 1 cách dịu dàng , nhẹ nhàng. Và khi bé cảm thấy quen thân, bé sẽ phản ứng chào lại bạn 1 cách tự nhiên như bạn chào bé vậy . Cha mẹ biết lắng nghe và tôn trọng con cái, con cái sẽ tự tin hơn, biết cách nêu ra ý kiến và phản biện, biết tự chủ trong cuộc sống và quan trọng hơn, trẻ biết cách hành xử nhẹ nhàng , biết lắng nghe giống như cha mẹ .

Kỹ năng 4: ƯU TIÊN & TẬP TRUNG

Nhiều bạn comment ai có điều kiện thì mới làm như vầy như vầy được chứ hoàn cảnh neo người thì ai làm cho , hay sống chung với mẹ chồng khó làm vậy làm vậy…Mình rất thông cảm với các bạn vì hơn ai hết mình hiểu việc chăm con 1 mình khổ cực và vất vả thế nào vì mình đã từng trải qua rồi. Thế nhưng nói thiệt với các bạn là mình không có ai để than vãn và cũng không hề muốn than vãn vì mình rất sợ khi làm vậy mình trở nên yếu đuối và bi quan. Cho nên mình tìm cách để giải thoát cho cả mình và cả con mình . Cứ tâm niệm 1 điều để sống : “Cuộc sống của ta là do chính bản thân ta quyết định, không ai khác ngoài ta”

Thời gian sinh chị Ba là thời gian mình cực nhất. Không có người giúp, anh Hai còn nhỏ, 2 tháng mẹ đã phải đi làm khi vết mổ còn đau. Có bữa đi làm về chạy đi đón anh Hai trúng mưa, bà đẻ 2 tháng mà bị trúng mưa đó các bạn. Nằm lịm 1 chỗ tưởng chết đến nơi mà cháo cũng không có mà ăn vì chồng chẳng biết nấu nướng gì. Mất sữa luôn từ đó . Nhiều hôm ẵm con mà bụng đói run. Mình đã khóc nhiều đêm. Rồi mình suy nghĩ và tự cho phép mình được thả lỏng , không cầu toàn, không lo toan gì hết, tự cho phép mình thành 1 người “cẩu thả” . Mình tự giải phóng cho mình.

Vì trước đây cái gì mình cũng muốn. Muốn con được ăn ngon, ăn tươi nên ngày nào cũng đi chợ chứ không chịu cho con ăn đồ đông lạnh. Có con nhỏ nhưng nhà cửa phải sạch sẽ vì mình sợ mẹ chồng chê . Mộng chè nhà mình rất sạch sẽ, mỗi lần đến là vô thẳng bếp quẹt tay lên máy hút, quẹt tay lên bếp gas để kiểm tra . Người mà đi quẹt tay như vậy thì các bạn biết độ khó như nào rồi nhé. Do đó mình cũng luôn phải cố gắng giữ nhà cửa sạch sẽ. Vừa chăm 2 con nhỏ, vừa đi làm, vừa lo nấu nướng nhà cửa, giạt giũ…các bạn tưởng tượng xem . Siêu nhân còn khóc chứ nói gì đến mẹ mướp như mình.

Thế nên mình buông tất. Nhà cửa kệ. Nấu nướng giản tiện tối đa. Bắt chồng phải chịu trách nhiệm làm việc nhà. Còn mình chỉ lo con thôi. Làm được hay không làm được thì tùy. Không thì chia tay sớm bớt đau khổ. Hihi . Sau này mẹ chồng chê mình cứ cười hì hì , bà có mang mình ra chê với khắp cả nước mình vẫn cười hì hì, không cãi 1 câu nhưng cũng không làm theo ý bà. Riết rồi bà cũng hiểu là mình lo nhiều việc vì bản thân bà và ông cũng phải chăm 2 thằng cháu nội bên nhà nên bà biết vất vả thế nào. Túm lại việc đầu tiên mình giải phóng được cho bản thân là áp lực nhận xét của chị mộng. Mình kệ tất và làm theo hoàn cảnh của mình thôi. Chị mộng có chê bôi mình cứ cười như nghé 🥰🥰

Vì mình xác định những việc đó không phải ưu tiên của mình. Ưu tiên của mình là Con. Giờ đây có con rồi, tất cả những việc khác là thứ yếu . Mình đặt CON LÀ ƯU TIÊN số 1 và TẬP TRUNG vào những việc xung quanh con.

  • Ví dụ: Tập trung chơi với con và lo ăn uống cho con thì những việc khác như dọn nhà, giặt giũ để chồng làm mặc dù chồng làm không sạch và như ý mình nhưng mình chấp nhận . Khi đã xác định ưu tiên con thì những việc khác chỉ cần đạt mức trung bình là được
  • Ví dụ: Mình tập trung chơi với con và lo ăn uống cho con thì việc ăn uống của người lớn phải giản tiện lại. Không thể có con rồi mà cơm canh vẫn phải đầy đủ 3 -4 món hay phải là những món mình thích. Dẹp bớt lại cho nhẹ bớt vai gầy của mẹ , dành sức lực và giữ tinh thần vui vẻ mà chăm con chứ. Mẹ vui vẻ thì con mới vui mới thông minh J
  • Ví dụ: mẹ phải đi làm kiếm tiền nhưng đặt CON là số 1 nên những việc như công danh sự nghiệp thăng tiến gì gì đó hãy tạm thời gác sang 1 bên. Khi con còn nhỏ đến khi con 3 tuổi, mẹ chỉ đi làm bình thường, đúng giờ về, tận dụng các ngày phép để ở nhà chăm con. Những việc khác sau này con lớn cũng không muộn.
  • Vì dụ : con bị bịnh thì hãy cancel hết mọi việc hẹn hò, công việc sang 1 bên, hãy về nhà chăm con .

Các mẹ ơi, chúng ta chỉ có khoảng 10-12 năm ở bên con thôi đó nha, vì khi con lớn, chúng sẽ không còn them đi theo mẹ nữa, chúng sẽ chơi với bạn nhiều hơn. Đến lúc đó có năn nỉ chúng cũng không them. Cho nên mẹ đừng tưởng bở con sẽ phiền mẹ suốt đời. Mẹ hãy tranh thủ thời gian bên con từng phút giây đi , chỉ còn vài năm nữa con đủ lông đủ cánh bay cao bay xa , mẹ cũng phải cho con vùng vẫy thôi. Đừng tưởng bở, hãy tranh thủ ưu tiên và tập trung cho con 10 năm đầu đời quý giá

Kỹ năng 5 : Cùng với sự ưu tiên và tập trung, các mẹ cần kết hợp cả sự LINH HOẠT & SÁNG TẠO trong việc chăm con. Ngày trước phơi phới muốn làm gì thì làm. Bây giờ có cái đuôi lúc nào cũng báo theo nhằng nhẵng thật phiền.

Đừng phiền, hãy cười lên vì em bé là món quà Thượng đế ban tặng cho chúng ta mà. Hãy cho con trở thành người đồng hành cùng mẹ, mọi việc mẹ làm từ nay sẽ có con làm trợ lý

  • Ví dụ: mẹ nấu cơm thì cho con phụ lấy gạo , cho con thò cái tay nhỏ nhỏ vào vo gạo chung với mẹ
  • Vì dụ : mẹ làm rau thì cho con ngồi đếm , cho con ít rau chơi trò nấu ăn bên cạnh mẹ, mẹ lau nhà cũng cho con 1 cái cây lau chung, mẹ phơi đồ mẹ, cho con phơi đồ con, mẹ đi chợ cho con được chọn món con thích và cùng nhau nấu…
  • Nếu là bé sơ sinh dưới 3-4 tháng thì khi mẹ làm, đặt bé bên cạnh, mẹ vừa làm vừa trò chuyện với con. Ú òa, nè đây là củ cá rốt nè (đưa cho con rờ vào củ cà rốt ), mẹ gọt vỏ nó nè, củ cà rốt màu gì nè…..Khi bé ngù mẹ tranh thủ làm những việc khó khăn hơn. Mình thấy có mẹ còn địu con trên lưng để nấu ăn hay lau nhà giống như các bà các cô vùng cao lên rẫy lên nương vậy. Thấy rất dễ thương . Thương các mẹ như vậy lắm

Linh hoạt là khi nếu hôm nay bạn ưu tiên cho con ra ngoài chơi nhưng trời lại mưa , không sao, mình chơi cắm trại trong nhà, lấy mấy cái ghế tựa ra để 4 góc rồi phủ mền lên là ra 1 cái lều nhỏ. Chơi vui lắm lắm.

Linh hoạt là khi hôm nay ưu tiên đi siêu thị mà có khách đến nhà chơi, không kịp mua gì thì cùng nhau ăn đơn giản hoặc mua về ăn. Đừng ép mình phải hoàn thành nhiệm vụ chi cho khổ . Take it easy

Các mẹ ở Âu Mỹ hay sáng tạo đồ chơi cho con từ những vật dụng trong nhà. Sau này khi sinh Ụt mình cũng hay bắt chước làm vậy. Chị Ba nhà mình rất sáng tạo trong việc tạo ra trò chơi mà không cần phải mua đồi chơi mắc tiền. Anh út khoái chị Ba làm trò cho chơi lắm.

👜👜👜 Điều sau cùng mình muốn chia sẻ với các mẹ là vấn đề kinh tế. Mình luôn luôn khuyên các bạn NV nữ của mình là phải giữ việc làm và đi làm cho dù gia đình có khá giả đến mấy, chồng có giỏi giang đến mấy và yêu chiều vợ đến đâu chăng nữa cũng phải đi làm. Cho dù con nhỏ, cưng lắm , cục vàng cục kim cương thì cũng phải mạnh mẽ cho con đi học khi đủ 18 tháng để mẹ đi làm. Cho dù bạn đi làm lương thấp chỉ đủ đổ xăng cũng cứ đi làm. Tại sao phải khổ chi vậy trời ?

Đi làm không chỉ để kiếm tiền mà còn là nơi để chúng ta giao tiếp với xã hội, học hỏi , mở mang kiến thức. Các bà mẹ đi làm dạy con dễ hơn khi ở nhà nội trợ 100%. Các bà mẹ đi làm phong thái đẹp hơn , được chồng tôn trọng hơn. Nhiều lợi ích lắm. Lợi ích cuối cùng là khi hôn nhân có bất trắc, người mẹ vẫn vững vàng lo cho bản thân và con mình mà không phải chịu cảnh thua thiệt. Nhiểu chị em muốn bỏ chồng mà không dám bỏ, phải chịu nhịn vì không độc lập về kinh tế. Cuộc sống như vậy đau khổ hơn nhiều lần cs làm mẹ đơn thân.

Ngày trước mình có cô hàng xóm ở cùng chung cư. Chồng giỏi làm ăn , gđ giàu có hạnh phúc, con 1 trai 1 gái. Cô bé ấy ở nhà chơi không, thỉnh thoảng chồng gom được cục tiền mang về thì cổ đi mua đất, mua nhà, mua đi bán lại có lời rất nhiều . Nhưng đa phần thời gian ở nhà, có người giúp việc nên cỗ không có việc gì làm, lang thang khắp xóm tìm người tám chuyện. Mình khuyên cổ kiếm việc gì làm cho đỡ buồn và mở mang kiến thức. Cổ nấu ăn ngon có thể mở 1 quán nho nhỏ bán món gì đó vì cổ cũng có ước mơ mở quán. Nói hoài mà cổ vẫn không làm vì …làm biếng và sức ý cũng lớn. Sau này mình chuyển nhà đi nơi khác. Bẵng 1 thời gian mấy năm sau cổ gọi đt lại cho mình, kể là vc em ly dị rồi, 2 đứa con chồng nuôi hết vì em k co việc làm. Em buồn quá. Tài sản cũng không được chia vì chồng nói em chỉ ở nhà k làm gì . Cuối cùng cổ cố gắng lắm khi chứng minh có tạo ra them tài sản cho chồng khi mua bán bđs nhưng cũng được cho 1ty mua 1 căn nhà nhỏ xíu để ở. Từ khi chồng đề nghị chia tay , 1 tuần sau chồng dẫn về nhà 1 người con gái ra mắt gia đình .

Mấy trường hợp này nhiều lắm các bạn ạ. Cho nên dù khó khăn thế nào mình cũng phãi kiếm được đồng tiền do mình làm ra. Nếu không đi làm được thì hãy tìm việc bán thời gian, bán hàng online, bán bảo hiểm nhân thọ….Xã hội giờ không thiếu việc làm đâu , quan trọng là mình muốn làm hay không

Ở Hàn quốc, Nhật, tỷ lệ các bà mẹ ở nhà nội trợ rất cao do đặc thù xã hội và áp lực công việc. Tuy nhiên, các mẹ Hàn Nhật không đơn thuần ở nhà nội trợ 100%, các mẹ phải tham gia các công tác xã hội tại trường con mình học, tham gia các clb dành cho các bà mẹ...Họ tích cực tham gia các hoạt động bên ngoài và các chương trình xã hội khác nhau. Ở VN, nếu vì nhiều lý do mà chị em phải ở nhà nội trợ, không thể đi làm thì chị em cũng đừng dành hết thời gian vào việc chăm sóc nhà cửa, chồng con. Nội trợ là việc chỉ hết ngày hết tháng chứ không bao giờ hết việc. Vì vậy hãy chủ động dành ra 20% thời gian cho bản thân mình bằng cách tham gia các khóa học mà mình yêu thích vd như làm bánh, học ngoại ngữ, học trang điểm, học cắm hoa, tham gia các hoạt động từ thiện, tập thể dục thể thao, tập yoga, dancing...Các hoạt động bên ngoài như vậy giúp mình kết nối với mọi người, tăng cường kỹ năng giao tiếp, cập nhật kiến thức xã hội...Mẹ ở nhà chỉ tốt khi con còn nhỏ cần sự chăm sóc ăn ngủ nhiều. Nhưng khi con được 10 tuổi trở lên, con cần sự tư vấn nhiều hơn về định hướng môn học, định hướng nghề nghiệp, định hướng xã hội....những điều này khiến cho mẹ phải học hỏi nhiều hơn mới có thể giúp con hiệu quả. Thời xưa các bà các mẹ mình ở nhà nội trợ rất nhiều và đa số đều thành công trong việc nuôi dạy con cái và gìn giữ gia đình, bản thân mẹ mình cũng là nội trợ như vậy. Tuy nhiên từ kinh nghiệm bản thân, mẹ mình cũng luôn nhắc nhở chị em mình không nên và đừng bao giờ ở nhà nội trợ mà thôi. Thời nay xã hội đã khác, cả vợ và chồng đều cùng nuôi dạy con cái và việc phát triển, giáo dục con cũng yêu cầu cha mẹ phải học hỏi nhiều điều để bắt kịp xu thế của thời đại

“Nếu muốn sẽ có cách, nếu không muốn sẽ có lý do” Câu này áp dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau trong cuộc sống

Mình thật sự cầu chúc cho tất cả các bà mẹ và các con luôn vui vẻ bên nhau và cùng nắm tay nhau đi trên khắp nẻo đường nhé

With love


 

hình ảnh