Cây nguyệt quế hợp mệnh gì? Hợp tuổi gì?

Nguyệt quế được nhiều người ưa chuộng vì có hương thơm dịu nhẹ, lại mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Theo phong thuỷ, những người trồng cây nguyệt quế sẽ dễ dàng gặp may mắn và gặt hái được nhiều thành công. Vậy cây nguyệt quế hợp mệnh gì trong phong thủy? Cùng Vựa cây xanh tìm hiểu về loài cây phong thủy này chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về cây nguyệt quế

Trước khi biết được cây nguyệt quế hợp mệnh gì, hãy cùng xem đặc điểm của loài cây này.

Nguồn gốc cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế còn có tên khoa học là Laurus Nobilis. Cây này thuộc họ Long não, có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải ở Đông Âu. Nguyệt quế được biết là loài cây sống lâu đời nhất ở đây với biểu tượng cho sự chiến thắng và địa vị xã hội quyền quý. Vì cây có tính thẩm mỹ cao nên ngày nay đã được trồng phổ biến ở trên thế nói chung và ở miền Nam nước ta nói riêng.

Đặc điểm bên ngoài cây nguyệt quế

Nguyệt quế là loài cây thân gỗ, có thể cao lên tới 6m. Thân cây khi còn nhỏ có màu xanh, tuổi thọ cây cao thân sẽ chuyển sang màu nâu, nhẵn bóng giống màu thân cây bưởi. Lá nguyệt quế có dạng hình bầu dục, hẹp, lá dài, thường mọc xen kẽ theo thân.

Gốc cây nguyệt quế lâu nămGốc cây nguyệt quế lâu năm

Hoa nguyệt quế có mùi thơm rất đặc biệt. Hoa nguyệt quế thường mọc thành cụm, khoảng 8-10 bông kết lại được mọc ra từ nách lá. Sau khi ra hoa, cây cho quả có hình quả trứng, khi chín sẽ có màu đỏ đậm.

Đặc điểm sinh trưởng cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế có thể sống tốt ở nhiệt độ từ 23-27 độ C. Đây là loài cây không ưa sáng, cần tránh ánh nắng trực tiếp, đất trồng phải có độ ẩm cao và thoát nước tốt thì cây mới phát triển tốt.

Cây có mức độ sinh trưởng ở mức trung bình giống với những loài cây thân gỗ khác. Tuy nhiên, thông thường khi cây đạt chiều cao từ 60cm -1,8m các nhà vườn bắt đầu tiến hành tỉa nó, không để nó phát triển đến kích thước tối đa.

Ý nghĩa của cây nguyệt quế trong phong thủy

Dựa vào truyền thuyết lâu đời của Hy Lạp, từ xa xưa đến nay nguyệt quế được biết đến với biểu tượng cho sự chiến thắng và vinh quang. Chính vì vậy vòng hoa nguyệt quế luôn được xuất hiện làm phần thưởng danh giá cho người dẫn đầu trong các giải đấu và cuộc thi lớn. Điển hình có thể kể đến như cuộc thi đường lên đỉnh Olympia ở Việt Nam.

Cây nguyệt quế hợp mệnh gì?Cây nguyệt quế hợp mệnh gì?

Với mùi thơm dễ chịu, không quá ngào ngạt, khoa học đã chứng minh mùi hương của hoa nguyệt quế có tác dụng thư giãn đầu óc, cải thiện tinh thần. Hoa nguyệt quế cũng đã được sử dụng để làm tinh dầu và bán phổ biến ở khắp mọi nơi.

Ngoài ra, cây nguyệt quế còn có ý nghĩa là mang đến niềm vui, sự may mắn, đường công danh rộng mở cho người trồng.

Cây nguyệt quế hợp mệnh gì?

Cây nguyệt quế hợp mệnh gì? Cây được bao phủ lên mình một màu xanh tươi tốt quanh năm, chính vì vậy cây tượng trưng cho mệnh Mộc. Ngoài ra, theo hệ ngũ hành, Mộc tương sinh Hoả nên cây cũng phù hợp với người mệnh này.

Những người thuộc hai bản mệnh trên khi trồng cây sẽ giúp bản thân và gia đình có được cuộc sống bình an, may mắn và dễ dàng thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Giờ bạn đã biết cây nguyệt quế hợp mệnh gì rồi chứ.

Cây nguyệt quế hợp tuổi gì?

Bên cạnh câu hỏi cây nguyệt quế hợp mệnh gì thì tuổi hợp trồng cây cũng được nhiều người quan tâm. Theo phong thuỷ, cây nguyệt quế phù hợp trồng với nhiều tuổi, trừ những người có tuổi thuộc mệnh Thổ. Tuy nhiên, cây thích hợp nhất với những người tuổi Thân. Những người thuộc tuổi này khi trồng cây sẽ có thêm sức mạnh, năng lượng và gặp nhiều điều tốt đẹp. Chính vì vậy đối với những người làm kinh doanh tuổi Thân họ rất ưa chuộng đặt cây nguyệt quế trong văn phòng nhằm gia tăng vượng khí, tiền bạc rủng rỉnh.

Hình ảnh chụp cận hoa nguyệt quếHình ảnh chụp cận hoa nguyệt quế

>>> Xem thêm: Có nên trồng cây nguyệt quế trước nhà không? Ai nên trồng?

Cách trồng cây nguyệt quế

Nguyệt quế là loài cây không khó để trồng, bạn cần lưu ý những phương pháp sau để trồng cây:

  • Phương pháp ghép mắt: Đối với phương pháp ghép mắt, bạn cần chọn những cành cây không quá già cũng không quá non. Cành cây phải có sức sống tốt, không có mầm sâu bệnh. Cành cây mẹ cũng phải có những đặc điểm tương tự. Sau đó mới tiến hành tách mắt ghép với kích thước không lớn quá miệng ghép. Chú ý trong quá trình ghép, hạn chế bị dập nát.
  • Phương pháp chiết cành: Cũng giống như phương pháp ghép mắt, cành cây được chọn để chiết phải có khả năng phát triển tốt, không quá già, không bị sâu bệnh.
  • Phương pháp giâm cành: Với phương pháp giâm cành, bạn cần chọn những cành cây có vỏ nâu, xám. Thông thường thời gian giâm cành sẽ dao động từ 6 – 8 tháng. Bạn có thể rút ngắn thời gian bằng cách sử dụng một số loại chất kích thích sinh học để kích rễ.
  • Phương pháp gieo hạt: Đây là phương pháp hầu như không được sử dụng vì tính hiệu quả không cao.

Cách chăm sóc cây nguyệt quế

Nguyệt quế là loài cây thân gỗ, không cần chăm sóc quá nhiều. Tuy nhiên bạn cũng cần đảm bảo những yếu tố sau để cây có thể phát triển tốt.

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp để nguyệt quế phát triển là từ 23-29 độ C.
  • Ánh sáng: Hạn chế để nguyệt quế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Bạn chỉ nên cho cây ra phơi nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối.
  • Nước: Nguyệt quế là cây cần độ ẩm cao, vì vậy bạn cần tưới nước cho cây hàng ngày để cây ra hoa thường xuyên. Tuy nhiên chỉ nên tưới một lượng nước vừa đủ, tránh cây ngập úng dẫn đến tình trạng chết cây.
  • Phân bón: Khi cây còn nhỏ, bạn có thể bón phân định kỳ cho cây khoảng 1 – 2 tháng/ lần. Khi cây đạt được kích thước mong muốn, bạn có thể thay đổi liều lượng, tần suất bón phân dựa trên sức khoẻ của cây.
  • Sâu bệnh: Thường xuyên quan sát và phát hiện kịp thời khi cây bị sâu bệnh tấn công. Khi cây bị sâu bệnh bạn cần sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để chấm đứt nguồn bệnh, tránh lây lan sang các cây khác.

Kết luận

Bài viết trên đã giải đáp đầy đủ thông tin về câu hỏi cây nguyệt quế hợp mệnh gì. Nguyệt quế là loài cây không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nếu bạn là ngoài mệnh Mộc hoặc mệnh Hoả thì hãy rinh ngay một cây về trồng để thu hút tài lộc nhé.