Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm tỷ lệ 10% – 15% dân số và khoảng 30% các bệnh lý về đường tiết niệu. Bệnh nhân liên quan đến thận thường gặp ở nhiều lứa tuổi và chiếm tỷ lệ cao hơn cả ở người trưởng thành. Triệu chứng và cách chữa sỏi thận hiệu quả là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm.


Bệnh thận yếu được biểu hiện như thế nào ?


Nguyên nhân gây sỏi thận


Sỏi thận là gì?


Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, được cấu thành bởi các chất như canxi, sỏi struvit, phosphat, sỏi cystin, oxalate, urat vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại thành một tập hợp các hạt tinh thể nhỏ trong hệ thống tiêu hoá, gan- mật, tiết niệu và tùy thuộc vào vị trí, thời gian và độ lắng đọng mà kích thước của sỏi sẽ lớn hay nhỏ.
Nếu sỏi nhỏ thì có thể thoát ra với nước tiểu nhưng trường hợp sỏi lớn không thoát ra được thì nó cứ nằm trong niệu quản, gây nghẽn niệu quản và làm cản trở dòng nước tiểu đi xuống bàng quang làm bệnh nhân lên cơn đau.
Bệnh sỏi thận tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhanh như đột quỵ, ung thư nhưng nếu không phát hiện sớm và có cách chữa sỏi thận hiệu quả, kịp thời, đúng cách thì bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn dẫn đến những hậu quả khá nặng nề.


Triệu chứng của bệnh sỏi thận.


Để có cách chữa sỏi thận hiệu quả, việc xác định đúng các triệu chứng của bệnh là rất quan trọng. Sỏi thận có 5 triệu chứng tiêu biểu sau:


Đau
:
Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.


Đái ra máu
:
Là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.


Đái buốt, đái rắt, đái mủ
:
Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi


Sốt
:
Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.


Cách chữa sỏi thận hiệu quả.


Trường hợp sỏi thận còn nhỏ:


Bệnh nhân có thể tự điều trị bằng cách uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài. Những loại thuốc có chứa trái sung, kim tiền thảo…có tác dụng rất tốt trong việc tán sỏi, lợi tiểu, bài tiết cặn bã ra ngoài cơ thể.


Trường hợp sỏi đã lớn:


Nếu sỏi đã quá lớn khi phát hiện hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).


Cách chữa sỏi thận hiệu quả và an toàn từ bài thuốc dân gian:


Trái sung trị sỏi thận:


Trái sung có vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng giải độc. Nghiên cứu hiện đại khẳng định quả Sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali,… và một số vitamin như C, B1… Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, trái sung có thể chữa khỏi các bệnh sỏi như: sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan…


Đu đủ trị sỏi thận:



Đu đủ được trồng rất phổ biến ở nước ta, dễ tìm nên rất thuận lợi trong việc sử dụng để chữa sỏi thận



Chuẩn bị: Một trái đu đủ 400 – 600g loại bánh tẻ, vỏ còn xanh, nên chọn những quả còn nhiều nhựa, vì tác dụng chính của bài thuốc là nhựa đu đủ. Nếu chọn quả quá già thì sẽ ít mủ, chọn quả nhỏ thì đắng và không đủ để đánh tan sỏi thận.



Cách thực hiện: Rửa sạch đu đủ, cắt đầu cắt đuôi moi hết hột, ruột bỏ đi. Để nguyên cả vỏ xanh và nhựa đặt vào cái nồi con hay cặp lồng, đổ nước đun cách thủy 30 phút cho đu đủ chín, cho thêm ít muối vào đu đủ cho dễ ăn. Sử dụng sau bữa ăn để không bị ảnh hưởng đến dạ dày, mỗi ngày ăn 1 quả. Nếu sỏi thận nhỏ dưới 10mm thì ăn 7 quả liên tục 7 ngày, nếu trên 10mm phải ăn nhiều hơn và ăn liên tục, nếu cảm thấy khó ăn thì bạn có thể chấm với đường cho dễ ăn.



Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hoa đu đủ được để chữa sỏi thận. Bạn lấy 1 nắm hoa đu đủ đực ngắt xuống giã nát, hòa với nước lã đun sôi để nguội trộn đều vắt lấy nước uống ngày 3 lần.



Trong quá trình điều trị bệnh sỏi thận bằng phương pháp sử dụng đu đủ bạn cần thường xuyên đi khám để xem kích thước viên sỏi có giảm không nếu giảm được thì bạn tiếp tục ăn. Nếu không giảm thì nên sử dụng những phương pháp mạnh hơn để trị sỏi thận.



Chữa sỏi thận bằng ngò gai:



Chuẩn bị: 1 nắm ngò gai, 3 chén nước



Cách thực hiện: Đem nắm ngò gai hơ vào lửa cho héo, sau đó cho vào nồi đổ 3 bát nước vào đun nhỏ lửa tới khi còn khoảng 2 chén thuốc. Chia làm 3 lần uống trong ngày sáng trưa và tối nên sử dụng trước bữa ăn để có tác dụng tốt hơn. Đối với nam thì nên uống liên tục trong 7 ngày, còn với nữ là 9 ngày. Đây là cách chữa sỏi thận theo mẹo của dân gian.



Sau khi sử dụng liên tục 7-9 ngày bạn nên đi khám để xem sỏi có nhỏ bớt lại không để sớm tìm ra biện pháp trị sỏi thận hiệu quả hơn.



Chữa sỏi thận bằng trái khóm:



Chuẩn bị: 1 trái khóm, phèn chua



Cách làm: Khoét lỗ trái khóm rồi nhét ít phèn chua vào trong ruột trái khóm, đem nướng chín sau đó vắt lấy nước uống. Sử dụng trong vài ngày bệnh sẽ hết. Bài thuốc chữa bệnh sỏi thậnbằng trái khóm này đặc biệt hiệu nghiệm trong việc giảm những cơn đau giữ dội do bệnh sỏi thận gây ra.



Những bài thuốc dân gian trên là những cách chữa sỏi thận hiệu quả, tuy nhiên chỉ chữa được bệnh sỏi thận khi viên sỏi còn bé. Sau khi sử dụng các bài thuốc trên để điều trị bệnh sỏi thận thì bạn nên đi khám xem viên sỏi đã tan, hay giảm chưa. Nếu chưa giảm thì bạn nên sử dụng những phương pháp mà bác sĩ đưa ra để trị sỏi thận một cách triệt để. Trong quá trình chữa bệnh sỏi thận bạn nên uống nhiều nước để hỗ trợ trong việc hòa tan sỏi để đưa ra ngoài.



Hãy thay đổi cách sống để phòng ngừa sỏi thận.


Chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt cho người bị sỏi thận rất quan trọng. Việc kết hợp hai chế độ này cũng là cách chữa sỏi thận hiệu quả, tránh tái phát.


Chế độ dinh dưỡng: uống 2-3 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, luôn dung hòa được các chất khoáng trong cơ thể, bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày, không ăn quá nhiều muối, đạm và dầu mỡ.


Chế độ sinh hoạt: ngoài những chế độ dinh dưỡng kể trên, chế độ sinh hoạt thường ngày cũng không kém phần quan trọng, thường xuyên tập luyện thể thao đều đặn để dễ dàng loại bỏ những chất không cần thiết ra ngoài cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, tránh thức khuya.


Thay đổi môi trường sống cũng là một trong những phương pháp phòng tránh sỏi đường tiết niệu hiệu quả mang lại cho bệnh nhân một cuộc sống tốt đẹp hơn.



Nguồn: http://soimattraisung.vn