Bí quyết kiềm chế cơn nóng giận để không mất tất cả như cô giáo chửi học sinh "óc lợn"
Clip chửi mắng học sinh của cô giáo tiếng Anh Kim Tuyến đang được chia sẻ chóng mặt. Sự nóng nảy, cáu giận này đã khiến nữ giáo viên này mất nhiều hơn được. Thật sự đã đến lúc, chúng ta cũng nên tìm hiểu bí quyết kìm chế cơn nóng giận để không rơi vào tình huống trớ trêu như thế này.
Mấy ngày nay, mạng xã hội bất ngờ xuất hiện clip của cô giáo Kim Tuyến, người chửi học viên là "thằng mặt lợn", "mặt người óc lợn" do anh học sinh này không chịu nộp 100 nghìn tiền phạt, nhiều lần không thực hiện cam kết về nội quy lớp học. Sau sự phản kháng của học viên, cô Tuyến do quá bức xúc mà không ngần ngại dùng ngôn ngữ "chợ búa" ngay trong lớp học, trước sự chứng kiến của hàng chục học viên khác. "Mày nói ai là lừa đảo hả?", "Ra ngoài kia có 1 hay 10 trung tâm thì người ta cũng không biến mày từ 1 con lợn thành 1 con người được đâu"; "Học như mày không bao giờ khá được"...
Lời qua tiếng lại không giải quyết được vấn đề. Cô giáo nhất quyết yêu cầu học viên phải đóng tiền phạt rồi đi ra khỏi lớp, phản ứng lại thì nam học viên cũng đứng dậy đáp trả nhiều câu sỗ sàng, ném sách vở lên phía bục giảng rồi bỏ đi.
Vì nóng giận nên cô Tuyến đã phải nhận hậu quả khôn lường
Chưa khẳng định ai đúng ai sai, thì câu chuyện lại đi xa hơn, đáp trả sự "quan tâm" từ dư luận cô Tuyến làm thêm 1 clip lý giải vì sao gọi học sinh là nó nhưng với giọng điệu không hề giống một giáo viên khi tiếp tục xưng hô "chúng mày - tao" và những ai không biết sẽ lầm tưởng đây là ngôn ngữ và giọng điệu chợ búa chứ không phải môi trường sư phạm.
Trả lời trước truyền thông cô Kim Tuyến cho biết sau sự vụ lùm xùm vừa rồi cô đã nhận hậu quả khôn lường. Cụ thể mỗi ngày có hàng trăm cuộc điện thoại gọi điện mắng chửi với những lời nói xúc phạm, lăng mạ, không những vậy toàn bộ hệ thống fanpage của trung tâm tiếng Anh do cô Tuyến làm giám đốc cũng đang tạm khóa.
Hối hận về hành vi của mình gây hậu quả không nhỏ tới cá nhân và tập thể, cô Tuyến đã có lời xin lỗi chính thức với báo giới. "Điều tôi sai ở đây là tôi không kiểm soát được cảm xúc ở thời điểm đó. Tôi bị vượt cảm xúc khi mà nghe đến từ học viên nói “lừa đảo”. Lúc nói từ đó cao trào cảm xúc tôi không thể kiềm chế được.
Tôi là người có cá tính rất mạnh, nên khi ai nói gì xúc phạm hoặc đặt điều, tôi thường hay nổi cáu, không kiềm chế được cảm xúc của mình. Quan điểm của tôi trong sự việc này là phần sai thuộc về tôi, vì tôi không kiềm chế được cảm xúc" Thế đấy sai một ly đi một dặm, nhỡ để miệng đi chơi xa do nóng nảy, cáu giận để lại hậu quả nghiêm trọng ngoài sức tưởng tượng của chúng ta."
Từ câu chuyện này mỗi chúng ta phải tự bỏ túi cho mình những bí quyết để kiềm chế cơn nóng giận tức thời, tránh xảy ra câu chuyện đáng tiếc như trên.
Trước hếtbí quyết là kiềm chế cơn nóng giận trong tư tưởng
Khi bạn nhận ra sự giận dữ là điều hiển nhiên tồn tại trong cuộc sống của mình và không ngại ngần đối mặt để giải quyết nó một cách triệt để bạn đã dần kiểm soát được nó. Bởi lúc này bạn đặt trách nhiệm của bản thân lên trên hết và sẽ bình tĩnh hơn để đưa mọi rắc rối về trạng thái cân bằng nhất. Từ trách nhiệm mà bản thân ý thức được này bạn sẽ không đổ lỗi cho người khác nữa, thay vào đó sẽ tập trung giải quyết tình huống đang diễn ra và tránh được những suy nghĩ tiêu cực.
Trong công việc, cuộc sống
Hãy luôn nhớ rằng con người không ai là hoàn hảo vì vậy bạn hay đồng nghiệp đều có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có ra sức mắng nhiếc hay dùng những lời lẽ "chợ búa" cũng không khiến vấn đề khá lên, mà còn tồi tệ hơn giống như cô Kim Tuyến trên đây. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.
Việc truyền đạt thông tin với người khác khi tâm trạng đang "bốc lửa" sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công việc hay những người xung quanh. Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình.
Bí quyết kiềm chế cơn nóng giận bằng cách tập thể dục
Những bài tập thường xuyên không chỉ tăng sức lực cho cơ thể mà còn hỗ trợ sự tập trung cho bộ não. Các chuyên gia cho rằng tập thể dục giúp con người kiểm soát được sự nóng nảy, giảm nguy cơ hành động mang tính bột phát, thiếu suy nghĩ.
Kiềm chế cơn nóng giận bằng phương pháp tập thể dục
Ngoài ra stress, căng thẳng quá nhiều là nguyên nhân của sự tức giận, hãy chọn cho mình một bài tập yoga nhẹ nhàng hay thiền sẽ giảm tối đa tác hại của những cơn nóng giận. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngồi thiền, hay yoga có thể điều chỉnh nồng độ hormone cortisol được sản sinh ra trong suốt thời gian bị stress (Đây là loại “hooc môn stress” làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và có tác động kháng miễn dịch – tức là ngăn cản khả năng miễn dịch trong cơ thể). Làm tăng hormone serotonin, còn được gọi là hormone ‘Cảm giác tốt’ – giúp con người nhận thức và điều hòa cảm xúc.
"Cả giận mất khôn" ai trong chúng ra chỉ nhận thức được hậu quả của việc nóng giận khi đã phải nhận hậu quả từ hành động của mình. Hãy lưu ý những cách trên để không rơi vào tình huống tương tự như cô Kim Tuyến nhé!