BỆNH DẠI Ở CHÓ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Bệnh dại ở chó là một trong những căn bệnh thường gặp nhưng lại nguy hiểm bậc nhất lên đến hơn 90% tỷ lệ tử vong ở các loài động vật có vú như chó, mèo và thậm chí cả con người.
Nguyên nhân nào khiến chó bị dại?
Nguyên Nhân:
Bệnh dại ở chó được lan truyền theo những con đường nào, vì sao chó bị dại? Virus dại chủ yếu đi vào cơ thể vật nuôi qua các vết thương hở qua 2 con đường: trực tiếp và gián tiếp.
- Trực tiếp: Bệnh dại ở chó được lây nhiễm khi chó cưng của bạn bị cắn hay bị thương bởi các loài động vật bị bệnh dại khác.
- Gián tiếp: Người và chó cũng có thể bị virus này xâm nhập qua các vết thương cơ giới, hở, chưa lạnh bị tiếp xúc với nước bọt có chứa Lyssavirus của chó dại.
Virus sau khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường lây truyền,
chúng sẽ cố gắng đi về hệ thần kinh trung ương như não và tủy sống để gây tê liệt, viêm não cấp tính khiến cho vật chủ của chúng không thể kiểm soát được thần kinh của mình.
Nước bọt của các loài động vật bị bệnh dại còn có thể truyền bệnh dại nếu tiếp xúc với giác mạc, mắt của chó chưa nhiễm bệnh.
Thời gian ủ bệnh dại ở chó khá dài, từ 50-80 ngày tùy vào vị trí và thời gian di chuyển của virus từ các dây thần kinh ngoại biên về hệ thần kinh trung ương gây ra những biểu hiện lâm sàng.
Triệu chứng bệnh dại ở chó?
Bệnh dại ở chó thường diễn biến qua hai thời kỳ: thể dại lặng và thể dại điên cuồng.
Giai đoạn đầu:
Triệu chứng chó dại chưa quá rõ ràng, một số bất thường có thể diễn ra trong hệ thần kinh trung ương của chú chó dẫn đến những sự thay đổi nhất định trong tâm trạng của chúng..
Thỉnh thoảng chó sẽ cắn sủa vu vơ, đớp vào không khí tưởng chừng như có một ai xa lạ đứng trước mặt chúng.
Khi chủ gọi, một số chú chó sẽ không đáp lại; tuy nhiên, đa số sẽ mừng rỡ hơn hẳn, liếm chân, vẫy đuôi nhanh và quyết liệt hơn.
Thân nhiệt cao, ủ rũ cũng là triệu chứng bệnh dại ở chó; tuy nhiên, điều này rất có thể gây nhầm lẫn với nhiều chứng bệnh khác.
Giai đoạn cuối:
biểu hiện bệnh dại ở chó có thể tồn tại hai dạng: thể điên cuồng và thể tê liệt (thể câm).
Thể điên cuồng
Triệu chứng chó dại điên cuồng được đặc trưng bởi sự thay đổi hành vi cực đoan bao gồm các hành vi đào thoát, chiếm hữu và tấn công.
Ngoại hình chó dại chuyển biến xấu, hàm trễ, mắt đục đỏ ngầu, nước dãi liên tục chảy và sùi bọt mép trắng.
Thần kinh chó bất thường, chúng sợ nước, sợ nắng và cả gió.
Chó dại sẽ tìm mọi cách để thoát ra ngoài dù cho có bị nhốt trong lồng hay xích sắt, chúng vẫn cố gắng cào, cắn xé để ra đi và không bao giờ trở về nữa.
Cơ thể chó suy nhược rất nhanh, thoạt trông chẳng khác gì những bộ xương khô rồi dần những cơn điên sẽ chuyển sang thể bại liệt, chó yếu dần rồi chết.
Thể dại câm
Là triệu chứng chó bị dại ở giai đoạn cuối cùng.
Một số chó khi bệnh dại sẽ không biểu hiện ở thể điên cuồng mà đi thẳng đến thời điểm bị bại liệt, ví dụ như chó con.
Chó con
khi bị dại rất ít khi điên loạn lên, mà chỉ buồn bã ủ rũ, chui vào xó nhà, không di chuyển được do các chi bị liệt hoàn toàn,
đôi khi liếm chân, tay chủ rồi 3,5 ngày sau sẽ qua đời.
Chó trưởng thành
Cũng tương tự với các con chó trưởng thành, khi bệnh dại ở chó phát tán ở thể lặng, chúng chỉ buồn bã như bị trầm cảm và stress,
cơ thể dần bị bại liệt hoàn toàn bao gồm cả cơ mặt khiến cho hàm của chúng trễ đi, không khép mõm lại được, nước dãi chảy tự do, không thể cắn hay xé bất cứ thứ gì.
Đa số bệnh dại ở chó biểu hiện ở thể điên cuồng từ 15-20% chú chó bị dại, số còn lại thường biểu hiện ở thể câm lặng.
Cách phòng chống bệnh dại ở chó?
Hiện nay, việc tiêm vaccine được xem như là cách phòng ngừa và chấm dứt chu kỳ lây truyền ở vật nuôi cũng như con người.
Đối với những chú chó bị bệnh dại nhưng chưa từng tiêm vaccine ngừa dại trước đó, từ những triệu chứng chó bị dại ban đầu, chúng sẽ tử vong ngay sau đó từ 7-10 ngày..
Vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, bạn nên cho cún cưng của mình tiêm ngừa dại định kỳ mỗi năm một lần kể từ khi chó được 3 tháng tuổi, đúng lúc, đúng thời điểm để phòng tránh những bất trắc về sau nếu chúng lỡ không may bị cắn hay dính nước bọt của những con chó dại khác.