Mình là người miền Bắc. Từ nhỏ khi ở với gia đình, cứ đến Tết năm nào cũng phải có mâm ngũ quả được bày trên bàn thờ để thắp hương tổ tiên, thần phật.

Khi lấy chồng, vẫn theo tục đó, cứ đến Tết là mình đi chợ chuẩn bị  mâm ngũ quả. Có  loại quả chắc chắn cần có đó là chuối, quả bưởi và các quả quất nhỏ để cài lên nải chuối cho đẹp. Còn lại có thể thêm một số quả khác tùy theo điều kiện.

Mình cứ nghĩ mâm ngũ quả thì cứ bày năm loại quả sao cho đẹp là được. Thế nhưng đến giờ mình mới biết là không phải như vậy. Không phải loại quả nào cũng có thể bày trên mâm ngũ quả ngày Tết đâu, đặc biệt có 7 loại sau đây thuộc hàng cấm kỵ mọi người nên tránh nhé!

hình ảnh

Không phải loại quả này cũng bày bàn thờ ngày Tết được, ảnh: SD

Các loại quả có vị cay, đắng không nên bày trên mâm ngũ quả ngày Tết

Khi chọn trái cây bày mâm ngũ quả ngày Tết, tuyệt đối không bày những loại quả có vị cay, đắng hoặc quá chua. Có quan niệm cho rằng, "trần sao âm vậy", dâng lên Thần Phật gia tiên những thứ quả quá đắng cay các Ngài cũng không thụ hưởng được.

Vì thế, nên tránh những loại quả chua chát, đắng, cay để cúng gia tiên hay bày mâm cơm cúng Tết.

Những loại quả có gai nhọn cũng kiêng kỵ bày trên mâm ngũ quả

Theo quan niệm phong thủy, những đồ vật, loại quả có gai nhọn thường mang theo những nguồn năng lượng xấu, không nên bày lên bàn thờ để tránh việc chúng gây ảnh hưởng đến tài lộc, vận trình của gia đình. Vì vậy, ta cần tránh bày những loại quả như mít, sầu riêng.

hình ảnh

Không nên thờ cúng các loại quả có gai nhọn, ảnh: DSD

Đặc biệt tên mâm ngũ quả ngày tết không được dùng trái cây giả

"Trần sao âm vậy", người trần đâu có "ăn" được trái cây giả, vậy thử hỏi người âm sao "hưởng" được?

Các chuyên gia phong thủy vẫn luôn khuyên rằng tuyệt đối không cúng bái các loại hoa quả giả bởi đó là hành động không tôn trọng ông bà, tổ tiên, và cũng không tốt cho phong thủy.

Kiêng kỵ dùng các loại quả mọc sát đất để bày mâm ngũ quả

Những loại quả mọc sát đất hoặc có họ hàng với rau như cà chua, me hay thanh trà, dứa… cũng ít khi được lựa chọn để sắp lên mâm lễ thắp hương.

Trái cây dùng để cúng trước hết phải đạt yêu cầu là có hình thù tròn trịa và đều đặn, vỏ mịn trơn láng vì chúng mang năng lượng tốt, tượng trưng cho sự suôn sẻ, thuận lợi. Ngoài ra, tròn tượng trưng cho trời (trời tròn đất vuông), thể hiện được tấm lòng thành kính của người cúng.

hình ảnh

Các loại quả chọn bày mâm ngũ quả đều mang ý nghĩa riêng do nguyện cầu của gia chủ, ảnh: SD

Không nên dùng những loại quả có hình thù dị dạng mà nên chọn những loại quả có màu tươi tắn, hình thù thân thiện

Những quả méo mó và có nhiều vết sẹo, gai góc, quả héo, hỏng,... là những quả sẽ mang đến nguồn năng lượng xấu, không nên bày trong mâm ngũ quả ngày Tết. Đồng thời những loại quả này cũng thể hiện sự không thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên.

Tuyệt đối không dùng những loại quả đã chín nẫu, dập nát mà cần chọn trái cây tươi, đẹp mắt

Gia chủ không nên lựa chọn những loại trái cây đã chín nẫu như đu đủ chín, xoài chín, chuối chín vì mâm ngũ quả bày trên bàn thờ thường phải bày lâu ngày, nếu lựa chọn quả chín mà bàn thờ thường có không khí ấm hơn dễ khiến các loại quả này bị nẫu, thu hút ruồi muỗi, các loại bọ tới làm ổ, khiến nơi thờ cúng bị ô uế.

hình ảnh

Quả bày mâm ngũ quả cần đảm bảo tươi ngon, không hư hỏng, ảnh: SĐ

Các loại quả thuộc hệ rau cũng không nên dùng cho mâm ngũ quả ngày Tết

Các loại quả như cà chua, thanh trà, chua me... cũng là loại quả không nên bày trên mâm ngũ quả ngày Tết 2024. Dù cho sắc màu của các loại quả này có đẹp đến mấy, bày trên ban thờ là điều không nên bởi không thể hiện sự thành kính với gia tiên, Thần Phật.

Vì sao ngày Tết gia đình nào cũng cần có mâm ngũ quả trên bàn thờ

Mâm ngũ quả thường được trưng với 5 loại trái cây khác nhau và điều này cũng được nhắc đến trong kinh Vu Lan Bồn với hình ảnh tượng trưng trái cây 5 màu.  Đối với người Việt chúng ta, con số 5 tượng trưng cho mong muốn được ngũ phúc lâm môn:

Phú: Giàu có, nhiều của cải


Quý: Phẩm chất sang trọng


Thọ: Sống lâu trăm tuổi


Khang: Có nhiều sức khỏe


Ninh: Cuộc sống bình an

hình ảnh

Mâm ngũ quả thay cho lời nguyện cầu của gia chủ về một năm mới bình an, thịnh vượng, nhiều may mắn, ảnh: dSD

Trong Phật Giáo, 5 màu sắc của mâm ngũ quả tượng trưng cho “ngũ thiện căn” là tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt). 

Mỗi loại quả được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết sẽ mang trong mình ý nghĩa riêng, cụ thể có thể tham khảo ý nghĩa của các loại quả như sau:

Quả trứng gà có hình trái đào tiên: Thể hiện lộc trời ban xuống.

Trái lê: Ngọt ngào, ngụ ý cho việc gì cũng suôn sẻ, thuận lợi.

Dừa: Có âm tương tự như là “vừa” trong tiếng miền Nam, có nghĩa không thiếu.

Đu đủ: Mang đến sự đầy đủ, phồn thịnh.

Quả bưởi, dưa hấu: Căng tròn, tươi mát, hứa hẹn năm mới đủ đầy, may mắn.

Mai: Ngụ ý con gái phải có chồng, hạnh phúc.

Trái táo (táo đỏ): Mang ý nghĩa phú quý.

Thanh long: Ngụ ý rồng mây gặp hội.

Trái hồng, quýt: Sắc đỏ cam rực rỡ, tượng trưng cho sự may mắn và thành đạt.

Trái lựu: Nhiều hạt với mong muốn con cháu nhiều, vui nhà vui cửa.

Trái đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Sung: Thể hiện mong muốn sung túc trong mọi mặt như sức khỏe, công việc, tình yêu,...

Xoài: Có âm na ná như là “xài” nếu đọc theo kiểu miền Tây, cầu mong cả năm tiêu xài không thiếu thốn.