Bé dưới 5 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao tuy nhiên lại không thể ăn một lượng thức ăn lớn trong một lúc. Vì vậy cần phải xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non khoa học, hợp lý để đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng trong ngày. Vậy đâu là “nguyên tắc vàng” để xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non chính xác nhất? Hãy cùng tham khảo nhé!


Thực đơn cần đảm bảo đủ calo mỗi ngày


Trung bình năng lượng trong 1 ngày ở trường của trẻ là 735 – 882 KCal chiếm khoảng 50% – 60% nhu cầu năng lượng 1 ngày. Năng lượng này chủ yếu từ bột đường (glucid) và chất béo (lipid). Trong đó, Glucid có nhiều ở trong các loại ngũ cốc và đường và Lipid có nhiều trong dầu mỡ và các loại hạt có tinh dầu. Khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non cần cân đối giữa thực phẩm nhiều calo và thực phẩm ít calo để đảm bảo đủ lượng calo cần thiết cho trẻ mỗi ngày. Tránh tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu chất hoặc thừa cân béo phì.


2. Cân đối Protein – Lipid – Glucid


Protein – Lipid – Glucid là 3 chất quan trọng đối với cơ thể trẻ, cụ thể:


Protein là nguyên liệu chủ yếu để hình thành các tố chất quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ. Protein có chứa nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc, vừng…


Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ. Lipid có nhiều trong dầu ăn, mỡ lợn, một số loại thịt cá và các loại hạt chứa nhiều tinh dầu.


Glucid cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Glucid có nhiều trong gạo, bột mì, miến, đường, đậu …


Trong bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa 3 loại chất P – L – G theo tỷ lệ 14 – 16; 18 – 20, 64 – 68.


Muốn cân đối lượng chất, phải đảm bảo:


Đạm có thể cấp từ động vật như thịt, cá, trứng với đạm từ thực vật như đậu, lạc, vừng và các loại rau như rau ngót, rau muống, giá đỗ,….


Chế biến các món rán, xào để đảm bảo lượng lipid trong mỗi bữa ăn của trẻ, đảm bảo đủ nhu cầu cơ thể trẻ mà vẫn cân đối giữa các bữa ăn chính và phụ trong ngày. Một số món khác có thể nấu như mỳ, gạo nếp, chè…


<​img></​img>


3. Thực đơn, thực phẩm đa dạng, phong phú


Mỗi chất dinh dưỡng đóng vai trò khác nhau trong tiến trình phát triển của trẻ. Vì vậy khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non cần thay đổi thực đơn thường xuyên với việc đan xen nhiều thực phẩm. Kể cả trong một loại thực phẩm cũng nên chế biến thành đa dạng các món ăn để trẻ không bị ngán. Có thể thay đổi món ăn bằng cách luộc, hấp, xào, kho,… hoặc thêm những gia vị thích hợp. Tuy nhiên chú ý hạn chế những gia vị cay nóng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường sự hấp dẫn của món ăn bằng cách trang trí, chọn những thực phẩm có màu sắc sặc sỡ để thu hút bé.


4. Lên thực đơn theo mùa


Mỗi mùa nhu cầu cơ thể khác nhau, nguồn thức ăn cũng khác nhau nên bố mẹ, thầy cô cần chú ý đặc điểm này. Ví dụ vào mùa hè cơ thể cần nhiều nước nên bổ sung các món canh, rau, nước ép hoa quả vào thực đơn của bé. Còn mùa đông nên bổ sung các món xào, rán, hầm như để bé dễ ăn.


Khi chế biến thức ăn nên băm nhỏ, thái nhỏ, nấu chín thức ăn. Tránh các món ăn sống, tái để hạn chế bệnh về tiêu hóa, đường ruột.


Ngoài ra, tùy vào tình hình tài chính để bạn cân nhắc xây dựng một thực đơn cho trẻ mầm non hoàn hảo. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là cần đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh nhé!


xem thêm: tiệm bánh ngọt