Mẹ cần biết nguyên nhân trẻ bị mẩn đỏ để có cách chữa trị và phòng ngừa.

Đối với các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mới làm bố mẹ lần đầu thì thường hoang mang không biết tại sao trẻ bị nổi mẩn đỏ và liệu đó có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hay không. Thực tế thì trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người có rất nhiều nguyên nhân và điều mà bố mẹ cần làm lúc này đó là cần trang bị kiến thức để bảo vệ làn da nhạy cảm cho con.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ

1. Trẻ bị chàm

Đối với các trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ từ 1 đến 5 tháng tuổi thì chàm là một bệnh lý thường gặp. Biểu hiện của tình trạng này là sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ như muỗi đốt. Do đó, khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, đặc biệt là ở những vùng da má, quanh miệng, phía tai sau thì mẹ hãy nghĩ ngay đến khả năng con mình đã bị chàm. 

2. Dị ứng sữa

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là một trong những dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa. Thường thì khi trẻ lớn hơn, những nốt mẩn này sẽ tự biến mất và không để lại sẹo. Tuy nhiên, mẹ nên tránh sử dụng các loại sữa có thành phần mà trẻ dị ứng để tình trạng này không tái phát. 

trẻ bị nổi mẩn đỏ do dị ứng sữa

Trẻ bị dị ứng sữa thường nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn thì mẹ cũng cần tránh các sản phẩm hoặc sữa có chứa thành phần khiến trẻ bị dị ứng. Bởi chế độ ăn của người mẹ sẽ truyền sang em bé thông qua sữa mẹ. Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ thường là dấu hiệu của việc dị ứng sữa mà các mẹ thường bỏ qua. 

3. Dị ứng kem chống nắng hoặc kem dưỡng ẩm

Kem chống nắng giúp ngăn ngừa bức xạ UV. Vì thế, một số mẹ thường sử dụng kem chống nắng cho con từ nhỏ, đặc biệt là trong những chuyến đi du lịch biển. Thế nhưng một số công thức trong kem chống nắng có thể gây kích ứng do làn da của bé lúc này vẫn khá nhạy cảm. Mẹ quan sát, nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa thì rất có thể nguyên nhân đến từ loại kem chống nắng mà trẻ đang dùng. Để tránh dị ứng, mẹ nên chọn những loại kem có thành phần an toàn và không có axit para - aminobenzoic (PABA), một hóa chất dễ gây kích ứng. 

Một số trẻ có làn da khô thường được bố mẹ cho sử dụng kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, kem dưỡng ẩm cũng là một tác nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ nhi để được tư vấn loại kem dưỡng an toàn và phù hợp cho bé. 

4. Trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng thường bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khi trẻ em bị nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên, đây lại là bệnh thường gặp của trẻ nhỏ. Trong 1 đến 2 ngày đầu, dấu hiệu trẻ mắc bệnh tay chân miệng là xuất hiện nốt ban đỏ, nổi trên bề mặt. Sau đó thì các nốt ban mới thành mụn nước. Những mụn nước sau khi loét sẽ gây cảm giác khó chịu cho trẻ, khiến trẻ bỏ ăn, quấy khóc.

trẻ bị nổi mẩn đỏ thường hay quấy khóc

Trẻ mắc tay chân miệng thường nổi những nốt ban đỏ và sau đó phát triển thành mụn nước

Thông thường, các vị trí xuất hiện mụn nước là miệng, lòng bàn tay và chân, đầu gối, khuỷu tay. Vì thế, khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân kèm theo sốt thì mẹ đừng bỏ qua khả năng là con mình đã bị mắc tay chân miệng. 

5. Bột giặt

Đối với những bé có tiền sử bị bệnh chàm, thì nước giặt là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người. Biểu hiện là trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người nhưng lại không kèm theo sốt. Lúc này, mẹ nên chọn những loại nước giặt không chứa hóa chất động hại, không chứa hương nhân tạo và thuốc tẩy để bảo vệ làn da nhạy cảm cho bé. 

6. Hậu covid

Việc trẻ bị covid nổi mẩn đỏ là một trong những triệu chứng thường gặp. Thông thường, tình trạng này sẽ dần cải thiện sau 8 đến 14 ngày. Trong trường hợp quá thời gian trên, tình trạng trẻ nhỏ bị nổi mẩn đỏ vẫn không hết và có dấu hiệu tăng nặng thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ và xin ý kiến tư vấn. Đồng thời, không nên tự ý dùng thuốc tại nhà do hậu covid, đề kháng của bé vẫn còn đang yếu. 

7. Dị ứng thuốc

trẻ bị nổi mẩn đỏ khi dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ

Trẻ bị dị ứng thuốc nổi mẩn đỏ khắp người là một trong các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị dị ứng thuốc. Bên cạnh việc nổi mẩn, nếu trẻ xuất hiện những mụn nước hoặc buồn nôn thì bạn cần ngưng cho trẻ sử dụng thuốc đang dùng và thông báo cho bác sĩ điều trị bệnh. Qua đó, bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng của trẻ mà thay đổi thuốc và phác đồ mới. 

8. Mụn sữa

Khoảng 20 đến 40% trẻ sơ sinh bị mọc mụn sữa. Đây là dạng mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, được hình thành do hoạt động của hormon trẻ nhận từ mẹ. Hiện tượng này khá phổ biến và có thể gặp trong những tuần đầu sau sinh. Nếu trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng hoặc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ, những nốt mẩn có dạng li ti, màu trắng và có vùng da đỏ bao quanh thì rất có thể trẻ đang bị mụn sữa. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy

Mẹ nên làm gì khi trẻ nổi mẩn đỏ?

Khi trẻ em bị nổi mẩn đỏ khắp người, Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc trôi nổi trong dân gian. Ngoài ra, mẹ cần chú ý thực hiện những điều sau để xoa dịu làn da cho bé:

trẻ bị nổi mẩn đỏ có nên tắm hay không

Không nên kiêng tắm cho bé

  • Giữ vệ sinh cơ thể cho bé, không kiêng tắm
  • Không nên để trẻ ở không gian chật chội, bí bách
  • Với những trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt, mẹ không để bé cào, gãi lên vùng mặt để tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào da
  • Bổ sung nhiều nước và các loại thức uống mát để trẻ tăng đề kháng

Trẻ bị nổi mẩn đỏ, đặc biệt là trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc đầu tiên mà các mẹ cần làm đó là bình tĩnh theo dõi và quan sát xem con mình có thêm biểu hiện nào của bệnh hay không. Sau đó, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để có thể tìm được nguyên nhân chính xác khiến con bạn bị nổi mẩn đỏ. 

>>> Xem thêm các bài viết liên quan:

Nguyên nhân khiến trẻ đau đầu

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt, nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả tức thì

Kiết lỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện