Những vết mẩn đỏ khó chịu trên mông bé thực ra phức tạp hơn vẻ bề ngoài của nó nhiều. Hãy đi sâu tìm hiểu các dạng rôm sảy khác nhau do tã gây ra và cách đối phó với chúng để trả lại sự dễ chịu cho bé cưng nhé!



Phần 1: Phòng ngừa và chăm sóc cơ bản khi bé bị hăm nhẹ



Vì sao bé bị hăm và phòng ngừa thế nào?



Hầu như mọi đứa bé đều có lúc bị hăm tã – chuyện đó hết sức bình thường. Hãy nhớ rằng làn da của bé rất nhạy cảm, cộng thêm chuyện bên trong tã rất ẩm ướt. Phân và nước tiểu cũng chứa những chất có thể gây ngứa ngáy cho da. Chỉ riêng việc vị chiếc tã cọ xát cũng khiến da khó chịu rồi. Vậy thì chả có gì ngạc nhiên khi khu vực đó thỉnh thoảng lại gặp phải các vấn đề về da liễu.




Thay tã thường xuyên và cẩn thận để tránh hăm tã cho bé - Ảnh: Gettyimages



Giữ cho bé sạch sẽ và khô ráo, cũng như làm theo những chỉ dẫn cơ bản sau đây sẽ giúp giảm thiểu vấn đề. Lúc đó hy vọng con bạn chỉ thỉnh thoảng mới bị hăm nhẹ thôi:



- Thay tã thường xuyên, đặc biệt là sau khi con bạn đã “giải quyết nỗi buồn” xong.



- Lau thật kỹ để loại bỏ tất cả những gì còn sót lại. Lau nước thường cũng được, hoặc sử dụng những loại khăn lau không chứa cồn và mùi thơm. Lau thật kỹ cho bé trước khi đặt tã mới.



- Đặt tã thật thoải mái và đều hai bên để tã không cọ xát hay đâm vào da bé.



- Tránh các loại xà phòng có chất tẩy mạnh, các loại hoá chất và mùi thơm có thể làm da bé khó chịu. Hãy khiến việc tắm và thay tã cho vé trở nên đơn giản và dễ chịu hết mức có thể.



- Thoa kem chống hăm hoặc kem mỡ lên mông bé để tạo thành lớp ngăn giữa da bé và nước tiểu trong tã. Kem gốc dầu (vaseline) là một loại kem phổ biến dùng hằng ngày để phòng ngừa hăm, không gây nhờn dính. Oxít kẽm trắng thì đặc hơn và dính hơn, có thể hữu hiệu đối với các bé hay bị nổi mẩn. Phấn rôm trẻ em gần đây ít được sử dụng do sợ gây kích ứng phổi. Bột bắp, một phương pháp gia truyền cổ xưa, nhìn chung cũng không nên sử dụng vì nó có thể thúc đẩy nấm mốc phát triển. Vấn đề quan trọng là giữ cho vùng da trong tã được khỏe mạnh bằng một loại kem hữu hiệu nào đó vì khi da bị trầy xước hay khó chịu, các vấn đề sẽ bắt đầu nảy sinh.



Ứng phó với tình trạng hăm nhẹ thông thường



Dù cho bạn có cố giữ cho con mình sạch và khô đến mức nào chăng nữa, hăm vẫn xuất hệin. Khi bạn nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên của nó, hãy tiến hành các bước để xoa dịu và chữa lành. Nhẹ nhàng rửa sạch vùng da đó – đừng chà mạnh, hãy dùng chai hay ống xịt nước để rửa đi bất cứ chất thải nào còn sót lại. Nhẹ nhàng thấm khô da bé. Để cho da khô hoàn toàn sẽ giúp ích rất nhiều. Nếu có thể, hãy đặt bé nằm sấp mà không mặc tã hay thoa kem gì cả, đồng thời để cho mông bé tiếp xúc với không khí một lúc. Đừng quên trải khăn hay nệm xuống dưới trước để giữ ấm cho bé.





Ảnh: Gettyimages



Có rất nhiều loại kem khác nhau để chữa hăm tã. Một loại kem bình thường có chất lượng tốt cũng đủ cho dạng hăm nhẹ. Bạn nên hỏi dược sĩ hay điều dưỡng phòng khám của con để được chỉ dẫn.



Mách nhỏ với mẹ:



- Đôi khi da bé phản ứng với một chất nào đó có trong kem, vì vậy nếu thấy con dường như bị hăm tã nhiều hơn bình thường, hãy thử đổi sang loại kem khác.



- Nếu con bạn thường hay bị hăm, hảy thử chuyển sang một loại tã khác. Có thể da bé đang phản ứng lại với một chất nào đó chứa trong tã, hoặc dạng tã không thích hợp với bé, vì vậy mới cọ vào da bé và gây ra kích ứng da.



- Hăm thông thường ít khi nào liên quan đến dị ứng thức ăn, nên đừng hạn chế các loại thức ăn để đề phòng.