Nhiều phụ huynh quan tâm đến cách làm bể bơi bằng ống nhựa để con có không gian bơi lội riêng tư, thoải mái, không cần đi đến hồ bơi chung và lo lắng không biết liệu nguồn nước ở đó có an toàn không.

Ưu điểm khi làm bể bơi bằng ống nhựa và bạt chống thấm

Bể bơi cố định bằng bê tông, gạch cát tuy chắc chắn và bền nhưng tốn kém, lại phức tạp khi thi công, yêu cầu kỹ thuật cao. Ngược lại làm bể bơi bằng ống nhựa và bạt chống thấm sẽ có những ưu điểm này:

-  Tiết kiệm: Chi phí chỉ bằng khoảng 1/10 so với đầu tư hồ bơi cố định

– Thi công đơn giản, nhanh gọn, bạn có thể tự làm mà không cần thợ

– Chống thấm tốt

làm bể bơi bằng ống nhựa

(Nguồn ảnh Trum Kids TV)

– Ngăn chặn các loài rong rêu, tảo, vi khuẩn hình thành trong lòng bể

– Bạt chống thấm với chất liệu HDPE an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường

– Cấp thoát nước đơn giản, dễ vệ sinh, không mất nhiều thời gian

– Độ bền cao, tuổi thọ của bạt có thể lên đến hàng chục năm nếu sử dụng và bảo quản đúng cách

– Có tính linh động cao, dễ dàng hoặc cất gọn đi sau mỗi lần sử dụng, tiết kiệm diện tích.

>> Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thắc mắc: Chi phí xây bể bơi gia đình bao nhiêu là hợp lý?

Cách làm bể bơi bằng ống nhựa cho con

Nguyên liệu:

  • Ống nhựa PVC 
  • Các mối ghép chữ T và L
  • Tấm bạt chống thấm lớn

Về bạt chống thấm trên thị trường có nhiều chất liệu, như bạt BE, BVC, HDPE và những loại khác, bạn nên chọn loại nào để làm bể bơi tại nhà? 

Theo kinh nghiệm của những người từng làm bể bơi tự chế thì chất liệu HDPE được ưa chuộng nhất. Ưu điểm của bạt này là chống nước hiệu quả, ngăn tia cực tím tốt. Bạt HDPE còn là vật liệu dùng để lót đáy bể bơi bê tông để tăng hiệu quả chống nước. 

Độ dày thường gặp để làm bể bơi của bạt HDPE là 0.5mm, 0.75mm và 1mm, sản phẩm có nhiều màu như trắng, xanh, đen, xám, …

Ống nhựa cần thông số từ 42 trở lên để tăng độ cứng tùy theo kích thước bồn. Nếu không thích dùng ống nhựa, bạn có thể dùng ống nhôm, sắt để làm khung.

làm bể bơi bằng ống nhựa

(Nguồn ảnh Bạt nhựa Hàn Việt)

Cách làm bể bơi bằng ống nhựa 

  • Bước 1: Dùng giấy để vẽ phác thảo hình dáng, kích thước bể bơi và tính toán xem cần số lượng ống nhựa ra sao, với các kích thước nào.
  • Bước 2: Cắt ống nhựa theo bản vẽ ban đầu

Chú ý khi cưa/cắt ống nhựa, bạn cần chú ý đánh dấu rõ ràng trước để không bị hụt độ dài, chỉ cần sai số 1cm cũng ảnh hưởng đến chất lượng bể bơi sau này. 

  • Bước 3: Lắp ráp các khung lại với nhau theo bản vẽ ban đầu, chú ý gắn chặt ở các mối nối. Để nối các đoạn ống nhựa lại với nhau bạn cần keo nhựa hoặc các mối hàn.
  • Bước 4: Trải và cố định bạt vào khung ống nhựa đã làm. Bạn cần dùng băng dính cố định hai đầu tấm bạt để chúng không bị rơi ra và kích thước của tấm bạt này cần lớn hơn diện tích của bể bơi để có thể che được phía ngoài của bể từ trên xuống dưới, đảm bảo nước không bị tràn ra ngoài. Cố định bạt vào khung nhựa ban đầu bằng cách hàn bạt hoặc băng keo chuyên dụng trong thi công.
  • Bước 5: Cho nước vào bể bơi là con đã sẵn sàng để vui đùa rồi. Vị trí bể bơi cần đặt ở nơi thuận tiện để cấp nước và thay nước. Không đặt ở các vị trí không bằng phẳng, có các vật nhọn làm rách bạt. Nếu muốn an tâm, bạn có thể lót thêm một lớp bạt bên dưới để bạt trải ít bị ma sát với mặt đất, giúp tăng tuổi thọ.

Trên Youtube có rất nhiều video hướng dẫn cách làm bể bơi bằng ống nhựa, bạn có thể tham khảo nhé:

Trên đây là cách làm bể bơi bằng ống nhựa và bạt chống thấm đơn giản tại nhà. Bạn đừng bỏ qua các lưu ý khi chọn nguyên vật liệu và đo đạc kỹ để thành phẩm như ý nhé.

Nguồn tham khảo: Batnhuahanviet

Xem thêm bài viết liên quan:

7 bể bơi cho bé và gia đình đáng mua hiện nay

TOP 7 phao bơi cho bé an toàn và chất lượng hiện nay

Kích thước bể bơi tiêu chuẩn dành cho gia đình