Người dân mọi nơi đều đang khốn đốn vì dịch bệnh này, mỗi nước đều phải có cách khác nhau để giúp họ đấy các mẹ ạ.
Chắc các mẹ cũng cảm nhận được. Những ngày qua, dịch bệnh Covid-19 khiến cho nền kinh tế nước ta và thế giới trì trệ. Nhiều doanh nghiệp, cửa hàng đóng cửa, nhiều người thất nghiệp. Thậm chí các chuyên gia còn dự báo 11 triệu người ở châu Á sẽ rơi vào cảnh nghèo đói vì đại dịch này. Do đó, các nước trên toàn cầu đã phải nghĩ ra cách hỗ trợ cho người dân vượt qua khó khăn này.
Ảnh: lsvn, luatvietnam
Sinh viên nhận bằng tốt nghiệp thông qua robot để tránh lây virus: Sáng kiến thú vị mùa dịch
Tại Sharjah - tiểu quốc thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), họ đã chi 230 triệu dirham (1,4 ngàn tỷ đồng) cho kế hoạch cắt giảm 10% giá tiền điện trong 3 tháng, nhằm giảm gánh nặng cho người dân. Một nơi khác ở UAE là Dubai cũng đưa ra chính sách tương tự. Từ ngày 17/3, người dân ở đấy được bớt 10% các loại tiền điện, nước và các dịch vụ làm mát trong 3 tháng.
Tại Malaysia, Thủ tướng nước này công bố gói giải cứu kinh tế trị giá 250 tỷ ringgit. Tùy theo thu nhập của dân, các cá nhân và hộ gia đình sẽ nhận được từ 500 - 1.600 ringgit (8,6 triệu đồng). Khoản này được trả hai lần, vào tháng 4 và tháng 5.
Người phụ nữ mua hàng siêu thị ở Malaysia. Ảnh: Reuters.
Bên cạnh đó, trợ cấp sẽ được cung cấp cho nhân viên y tế, cảnh sát, quân đội, người già, trẻ nhỏ trong các cơ sở bảo trợ xã hội, người khuyết tật, vô gia cư, sinh viên cao học, công chức, tài xế dịch vụ gọi xe, nông dân, ngư dân. Bệnh nhân thì được hỗ trợ viện phí.
Với người thu nhập thấp và công ty bị giảm doanh thu hơn 50% trong 3 tháng đầu năm, chính phủ Malaysia hỗ trợ trả lương 3 tháng cho người lao động, với 600 ringgit (3,2 triệu đồng) mỗi tháng. Người dân Malaysia cũng sẽ được giảm 2% hóa đơn tiền điện trong 6 tháng. Internet thì miễn phí nhờ Chính phủ Malaysia hợp tác với các hãng viễn thông, thậm chí còn nâng cấp hệ thống.
Ở Hàn Quốc, chính phủ tung gói giải cứu có quy mô 10.300 tỷ won (198 ngàn tỷ đồng) cho 14 triệu hộ gia đình nghèo. Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc cho biết mỗi hộ gia đình 4 người trở lên nằm trong nhóm 70% thu nhập thấp nhất cả nước sẽ nhận 1 triệu won (19 triệu đồng).
Ở Hong Kong, người ta có gói kích thích trị giá 120 tỷ đôla Hong Kong (365 ngàn tỷ đồng) để ổn định kinh tế. Theo đó, một phần tiền trong gói này sẽ giúp cho mỗi người thường trú trên 18 tuổi được hỗ trợ 10.000 đô la Hong Kong (30 triệu đồng).
Dân Hong Kong đeo khẩu trang chống dịch. Ảnh: Todayonline.
Tại Mỹ, gói kích thích có quy mô 2.200 tỷ USD được tung ra để hỗ trợ người dân. Người trưởng thành nhận tối đa 1.200 USD (28 triệu đồng), trẻ con thì nhận 500 USD (12 triệu đồng). Những người có thu nhập cao thì khoản hỗ trợ sẽ giảm dần. Ai kiếm được hơn 99.000 USD (2,3 tỷ đồng) một năm thì sẽ không được hỗ trợ. Mỹ còn có chính sách 260 tỷ USD để hỗ trợ người lao động. Người thất nghiệp được tăng thêm 600 USD (14 triệu đồng) tiền trợ cấp. Những người bị cắt giờ làm thì được hỗ trợ lương để giảm khả năng bị sa thải.
Ảnh: Internet.
Tại Anh, người lao động nghỉ việc tạm thời được hỗ trợ 80% lương. Ở Pháp cũng tương tự với mức 84% lương và lên tới 5.330 euro (137 triệu đồng) mỗi tháng. Tại Hà Lan, các công ty giảm doanh thu 20% trở lên được xin trợ cấp để trả 90% lương cho nhân viên trong 3 tháng.
Tại Tây Ban Nha và nhiều nước Bắc Âu, người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp với mức 70% lương cơ bản, tối đa 1.400 euro (36 triệu đồng) mỗi tháng. Sau khi kết thúc thời gian nghỉ việc tạm thời, các công ty phải thuê lại tất cả công nhân trong vòng 6 tháng.
Có thể thấy các nước đang tìm những biện pháp vừa hỗ trợ cho người dân trong lúc khó khăn, suy thoái mà còn vừa giúp cho doanh nghiệp duy trì hoạt động. Sau khi đại dịch qua đi, họ có thể hoạt động lại ngay mà không cần mất thời gian, tiền bạc để tuyển dụng.
Nguồn tham khảo: vnexpress