Không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước châu Á cũng có văn hóa dùng đũa kiểu này, khiến cho virus có điều kiện lây lan.

Các phương tiện truyền thông nhà nước, hiệp hội ăn uống và tổ chức công dân đã tuyên truyền chống virus corona ở Trung Quốc bằng cách khuyên mọi người về vấn đề vệ sinh khi ăn uống chung.

Dù là lẩu, súp hay các món ăn khác, các nhà vận động muốn thực khách xem xét lại thói quen lấy thức ăn từ các đĩa đồ ăn chung bằng đũa riêng của họ vì lo ngại nó có thể giúp vi rút lây lan.

hình ảnh

Ảnh: internet

Tiến sĩ Danielle Anderson, nhà virus học hàng đầu nghiên cứu về bệnh COVID-19 tại Trường Y Duke-NUS ở Singapore, nói rằng: “Chúng tôi có thể suy đoán rằng vi-rút có thể lây lan trên đồ dùng ăn uống do nước bọt. Gắp đồ ăn cho nhau bằng đũa của mình có thể gây lân lan virus”.

Các chuyên gia y tế khác đồng ý: "Vi-rút có thể được truyền từ nước bọt qua đũa sang bát đĩa thông thường, và tùy thuộc vào nhiệt độ, vi-rút có thể tồn tại để truyền sang người tiếp theo qua đũa của họ".

hình ảnh

Ảnh: internet

"Thật không may, điều này (dùng đũa gắp thức ăn cho nhau và chọc vào đĩa đồ ăn chung) rất phổ biến", Chen Xi, chủ tịch của Hiệp hội Quản lý và Chính sách Y tế Trung Quốc, nói. Việc làm này không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà còn ở các khu vực khác của châu Á như Việt Nam. Ông Chen Xi nói: "Không nên chọc đũa vào bát đĩa mà người khác cũng dùng."

Các tổ chức đang khuyến khích mọi người sử dụng đũa và thìa phục vụ tại bàn (đũa, thìa chỉ chuyên dùng gắp thức ăn), dù ăn ở nhà hay ở ngoài, để ngăn chặn sự lây lan thêm của vi rút và đảm bảo sự an toàn của thực khách khi nhà hàng bắt đầu mở cửa trở lại.

hình ảnh

Ảnh: internet

Các bằng chứng đáng kể đã được tích lũy về việc phân nhóm các trường hợp nhiễm corona trong gia đình, và đã có một số trường hợp được báo cáo trong đó cả gia đình bị bệnh sau khi ăn chung trong dịp Tết Nguyên đán khi đợt dịch đầu tiên bùng phát.

Vào cuối tháng 2, WHO thừa nhận rằng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra từ 78 đến 85% các ca dương tính ở các tỉnh Quảng Đông và Tứ Xuyên là trong các nhóm gia đình - nghĩa là các thành viên trong gia đình truyền vi rút cho một hoặc nhiều thành viên khác trong gia đình thông qua tiếp xúc gần gũi.

Sự lây truyền có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau trong những trường hợp như vậy, và không chỉ qua đôi đũa được sử dụng nhiều lần để lấy thức ăn từ đĩa.

hình ảnh

Ảnh: internet

Benton đã nghiên cứu xem các tập quán văn hóa đã thay đổi như thế nào trong cuộc khủng hoảng dịch Ebola ở Tây Phi, nơi các dịch vụ mai táng, ôm và bắt tay, các phong tục ăn uống và mổ thịt bị thay đổi đáng kể.

Benton cho biết: “Đối với tôi, dường như người Trung Quốc, đặc biệt là ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đã phải đột ngột thay đổi rất nhiều thứ trong cuộc sống hàng ngày của họ."

Những thay đổi đó có thể sẽ tiếp tục và có thể được củng cố bởi các quy định của địa phương, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp dịch vụ ăn uống khi mọi người quay lại nhà hàng được phép mở cửa trở lại.

Chính quyền địa phương cũng đang bắt đầu hành động. Tỉnh đảo Hải Nam, cũng là một địa điểm du lịch yêu thích đã bắt đầu áp đặt các quy định đối với các nhà hàng yêu cầu thực khách sử dụng dụng cụ phục vụ tại bàn của họ.

Một số thành phố ở phía nam tỉnh Quảng Đông cũng đã bắt đầu áp dụng các biện pháp tương tự. Ở tỉnh Cam Túc xa xôi phía tây, thủ đô Lan Châu cũng đã khuyến khích việc sử dụng đũa, thìa chuyên dùng gắp đồ ăn, với hàng chục thành phố khác trên khắp đất nước bắt đầu làm theo.

"Có vẻ như đó là lẽ thường đối với tôi," St John nói. “Cũng giống như việc dùng chung bàn chải đánh răng trong gia đình không phải là một ý kiến ​​hay.”

Nguồn: wuhanupdate