Không ngờ những con chim cánh cụt lại có một thứ làm cho người ta phải “cười” cơ đấy. Quả là một phát hiện lý thú.

Để nghiên cứu các hệ sinh thái ở Nam Cực, các nhà khoa học phải học cách đối phó với thời tiết và địa lý khắc nghiệt. Một điều mà một nhóm các nhà nghiên cứu đến đảo Nam Georgia đã không lường trước là những tác dụng gây say của phân chim cánh cụt.

hình ảnh

Ảnh minh họa: Getty, youtube

Xúc động chim cánh cụt chật vật leo vách đá về tổ, trượt ngã liên tục vẫn kiên cường mò dậy

Đảo Nam Georgia nằm ở Nam Đại Tây Dương, phía bắc Nam Cực và phía đông Nam Mỹ, và trong những năm gần đây, nó trở thành một nơi tuyệt vời để nghiên cứu loài chim cánh cụt vua và tác động của chúng đối với môi trường.

Khi các sông băng trên đảo đã rút do biến đổi khí hậu, một dòng chim cánh cụt đã tràn vào vùng đất mới mở. Hòn đảo này là nhà của một đàn chim cánh cụt vua với khoảng 300.000 con trưởng thành. Sự gia tăng của chim cánh cụt đã dẫn đến tăng lượng phân chim. Phân của chúng thì thải ra nhiều khí tương tự khí nhà kính vào không khí đang khiến các dòng sông băng tan chảy.

Môi trường không phải là thứ duy nhất dễ bị ảnh hưởng bởi khí từ phân chim cánh cụt. Các nhà khoa học từ Đan Mạch và Trung Quốc đã ở Nam Georgia để nghiên cứu khi họ bắt đầu cảm thấy ốm yếu và mắc bệnh. Họ đã hít thở nitơ oxit cả ngày, đây thường được gọi là khí cười.

“Sau khi hít khí từ phân chim cánh cụt trong vài giờ, một người trở nên ngờ nghệch. Một người bắt đầu cảm thấy bị bệnh và đau đầu, mệt mỏi vì cười quá nhiều”, Bo Elberling, một nhà nghiên cứu từ Trung tâm Permafrost tại Đại học Copenhagen, nói với AFP. Ông và các đồng nghiệp đã công bố một nghiên cứu về mối quan hệ giữa băng hà rút bớt, hoạt động của chim cánh cụt và khí nhà kính.

hình ảnh

Ảnh: getty

Chim cánh cụt vua ăn rất nhiều cá và nhuyễn thể, cả hai đều có hàm lượng nitơ cao. Nhưng bản thân phân chim cánh cụt không chứa khí cười. Khi phân xâm nhập vào mặt đất, các vi khuẩn trong đất mới chuyển đổi nó thành khí cười nitơ oxit. Ngoài việc làm cho người khó thở, khí này còn có hại cho không khí. Tác dụng gây ô nhiễm của nitơ oxit cao gấp 300 lần so với carbon dioxide. Theo nghiên cứu, lượng nitơ oxit được tạo ra ở Nam Georgia không đủ để có tác động toàn cầu, nhưng khi dân số chim cánh cụt tăng lên, thì lượng chất thải mà chúng để lại sẽ tăng theo.

Nguồn dịch: mentalfloss