- Pháp danh khoa học : Muntiacus muntjak annamensis, thuộc họ Hươu nai ( Cervidae), bộ guốc chẵn ( Artiodactyla).

- Đặc điểm nhận dạng: Cỡ nhỏ, thân hình thon nhỏ, trọng lượng không quá 30kg. Bộ lông mầu vàng sẫm, bụng trắng giống như các phân loài hoẵng khác. Chỉ khác các phân loài hoẵng vó đen và hoẵng vó vàng là bốn chân mầu vàng, giữa hai móng guốc có vệt trắng rõ rệt. Đuôi ngắn.

- Sinh hoc, sinh thái: Phân loài Hoẵng Nam bộ có những đặc điểm Sinh học - Sinh thái của loài. Thức ăn của chúng là lá cây, quả cây, cỏ...Mùa sinh sản vào hai thời kỳ trong năm, từ tháng 1- 3 và từ tháng 6 - 8. Thời gian có chửa: 180 - 200 ngày. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con (rất ít trường hợp đẻ 2 con). Thường sống trong những cánh rừng thưa, rừng quanh nương rẫy, đồi cây, trảng cỏ cây bụi. Nơi ở quang đãng thoáng mát, khô ráo ven rừng và không cố định lâu dài. Hoạt động ban đêm từ chập tối đến gần sáng. Vùng hoạt động cá thể nhỏ 1 - 2km2. Sống đơn độc, chỉ ghép đôi trong thời kỳ động dục.

-Phân bố: Đây là loài đặc hữu ở bán đảo Đông Dương. Ở Việt Nam thì tại Kontum, Lâm Đồng (Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà), Đồng Nai (Vườn quốc gia Cát Tiên), Bình Phước (Vườn quốc gia Bù Gia mập) cùng một số khu vực khác của Lào và Campuchia.

- Giá trị: Phân loài đặc hữu của Đông Dương. Hoẵng dễ nuôi, có thể thuần dưỡng chăn nuôi trong các vườn thú, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu du lịch sinh thái.

- Tình trạng: Số lượng Hoẵng Nam bộ ở Sa Thầy, Cát Tiên và các vùng khác không nhiều, chúng thường xuyên vẫn bị bẫy bắt và săn bắn cùng với các phân loài hoẵng khác nên số lượng ngày cang suy giảm. Sách đỏ Việt Nam (1992 , 2000) đã xêp vào bậc V.

hình ảnhhình ảnh


*** Ảnh : Nguyễn Thị Liên Thương


*** Nguồn :  http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=3&loai=1&ID=5586