- Lung Leng là di chỉ có tầng văn hóa nguyên vẹn phản ánh các giai đoạn phát triển cơ bản từ thời đại đá cũ đến thời đá mới, qua thời kỳ kim khí, thậm chí cả vết tích khảo cổ học thời kỳ lịch sử sau này


- Cuối năm 1999, một phát hiện khảo cổ học đã làm chấn động giới khoa học trong nước, đó là việc phát hiện di chỉ khảo cổ học Lung Leng. Di chỉ Lung Leng thuộc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, nằm trên hữu ngạn sông Pô Kô, cách thị xã Kon Tum khoảng 15km về phía Tây. Toàn di chỉ có diện tích khoảng 15.000m2 và ở cao trình 503-509 m trong vùng ngập vĩnh viễn của lòng hồ thủy điện Yaly.


- Đợt khai quật đầu tiên vào tháng 9/1999, chỉ với diện tích 106m2 đã phát hiện hàng trăm di vật đá, hàng vạn mảnh gốm các loại, báo hiệu sự phong phú tiềm tàng của di chỉ khảo cổ học quan trọng này. Nửa cuối năm 2001, di chỉ được khai quật toàn bộ. Đây là một trong những cuộc khai quật khảo cổ học có quy mô lớn nhất nước ta.


- Lung Leng đã cung cấp một hệ thống di tích và hiện vật vô cùng phong phú. Qua di chỉ văn hóa này, chứng tỏ người tiền sử đã có mặt, sinh sống ở đây từ trước một vạn năm. Bước đầu, một xã hội Tây Nguyên thời tiền sử đã tái hiện. Qua khai quật, người ta thấy Lung Leng là di chỉ có tầng văn hóa nguyên vẹn phản ánh các giai đoạn phát triển cơ bản từ thời đại đá cũ đến thời đá mới, qua thời kỳ kim khí, thậm chí cả thời kỳ trung đại. Lung Leng không chỉ là một di chỉ cư trú mà còn có tính chất di chỉ xưởng chế tác đá, sản xuất đồ gốm, đồng thời đây cũng là di chỉ mộ táng. Dấu tích cư dân hậu kỳ đá cũ được tìm thấy trong lớp đất laterite hóa ở độ sâu 1,2-1,4m. Họ chế tác và sử dụng công cụ ghè đẽo thô sơ, kích thước lớn làm từ cuội thạch anh hoặc đá Bazan như các công cụ mũi nhọn, công cụ chặt rìa lưỡi dọc, công cụ nạo hình múi bưởi...


- Qua những gì tìm thấy, cho thấy họ sống trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, hơi khô của giai đoạn cuối Cánh tân (pleistocene) cách đây trên một vạn năm. Hoạt động kinh tế của họ chủ yếu là săn bắn, hái lượm, chưa biết đến nông nghiệp, chưa biết kỹ thuật mài và chưa biết làm gốm. Gần chúng ta hơn, ngay lớp đất trên là vết tích văn hóa hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí, tương ứng với niên đại Toàn tân (Holocene), từ 2000 đến 4000 năm trước. Đây là nơi tập trung với mật độ cao nhiều loại hình di vật, di tích như rìu bôn đá mài toàn thân, bàn mài, hòn ghè, hòn nghiền, đồ gốm, than tro, lọ nung, mộ táng... Qua đây, có thể thấy họ định cư ngoài trời thành buôn bản, làm nông, săn bắt, hái lượm, đánh cá, chế tác các đồ gốm và luyện kim lọai màu.


                       ...


- Có thể nói, Lung Leng nằm ở vị trí hết sức thuận lợi cho việc cư trú lâu dài của cư dân thời tiền sử. Điều này được thể hiện ở các điều kiện địa lý cảnh quan, môi trường, khí hậu, thủy văn và quần xã động thực vật trong vùng, trong đó vai trò của sông Krông Pôkô là hết sức quan trọng.


- Qua tổng thể di tích, di vật, có thể thấy Lung Leng là một di chỉ khảo cổ học đặc biệt quan trọng, có nguồn sử liệu phong phú, đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa quá khứ xa xưa của dân tộc

* Nguồn : https://www.vietnamplus.vn/di-chi-khao-co-hoc-lung-leng-buc-tranh-toan-canh-thoi-tien-su/616935.vnp

hình ảnhhình ảnh