Đêm 8/2 và rạng sáng 9/2: Siêu trăng sẽ chiếu sáng bầu trời, còn được gọi là 'Trăng Tuyết'
Các mẹ nào chưa biết siêu trăng là gì thì nhớ đón xem nè.
Ảnh: toplist, orlandoweekly
Các mẹ mê ngắm trăng ngắm sao sẽ sớm có cơ hội nhìn thấy một hiện tượng thú vị là “mặt trăng tuyết”, đây sẽ là một trong những dịp trăng tròn lớn nhất trong năm nay khi nó chiếu sáng bầu trời đêm 8/2 và rạng sáng 9/2.
Trăng tròn tháng hai sẽ đạt cực đại vào lúc rạng sáng Chủ nhật, ngày 9/2, theo NASA. Để có thể ngắm nhìn Mặt trăng này rõ nhất, các mẹ hãy đợi ngắm vào đêm thứ Bảy, ngày 8 tháng 2; nó sẽ mọc lên ở phía đông và đạt đến điểm cao nhất trên bầu trời vào khoảng nửa đêm.
Một số chuyên gia cũng mô tả lần trăng tròn sắp tới là một “siêu trăng”, mặc dù những chuyên gia khác cảm thấy rằng nó không đủ điều kiện để xếp loại là “siêu trăng”. Siêu trăng xảy ra khi quỹ đạo hình elip của mặt trăng đưa nó đến điểm gần nhất với Trái đất vào dịp trăng tròn. Cái tên “siêu trăng” được đặt ra vào năm 1979, theo NASA cho biết.
Ảnh: orlandoweekly
“Khi mặt trăng tròn xuất hiện ở perigee , nó sáng hơn và to hơn mặt trăng tròn thông thường và đó là lúc chúng ta được ngắm ‘siêu trăng’”, NASA giải thích trên trang web của mình.
Trang EarthSky lưu ý rằng, mặc dù trăng tròn vào ngày 9 tháng 2 sẽ là trăng tròn lớn thứ tư trong năm 2020, nhưng một số chuyên gia sử dụng các bộ tính toán khác nhau để xác định siêu trăng. Một bộ tính toán sử dụng các điểm gần nhất và xa nhất của Mặt trăng đến Trái đất vào năm 2020 làm tham số, trong khi bộ tính toán khác sử dụng các điểm gần nhất và xa nhất trong quỹ đạo hàng tháng hiện tại của nó. Nếu dựa vào cách tính thứ hai, trăng tròn tháng này đủ điều kiện là một siêu trăng.
Được mệnh danh là “mặt trăng tuyết”, trăng tròn tháng hai đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa người Mỹ bản địa. “Đây là trăng tròn giữa mùa đông hoặc trăng tròn thứ hai của mùa đông, các bộ lạc người Mỹ bản địa ở miền bắc và miền đông Hoa Kỳ gọi đây là Mặt trăng tuyết hoặc Mặt trăng đói”, NASA giải thích. “Nó được gọi là Mặt trăng tuyết vì tuyết rơi dày vào thời điểm này.”
Mặt trăng tuyết là biệt danh được sử dụng rộng rãi nhất cho trăng tròn tháng hai, nhưng nó còn được gọi bằng những cái tên khác là Mặt trăng bão, Mặt trăng đói, Magha Purnima, Magha Puja, Mặt trăng lễ hội chùa Mahamuni và Mặt trăng Tết Nguyên Tiêu, NASA cho biết.
Trăng tròn tháng hai năm ngoái được mệnh danh là “siêu trăng tuyết”, nó là siêu trăng lớn nhất năm 2019.
Theo NASA, tuần đầu tiên của tháng này cũng là thời điểm tốt để ngắm Sao Thủy, nó sẽ ở độ cao cao nhất trên đường chân trời trong năm đối với người xem ở Bắc bán cầu. Người xem có thể nhìn về phía chân trời phía tây trong thời tiết ít mây để tìm thấy hành tinh bí ẩn này.