Những hình ảnh về 'Siêu trăng Hồng' vừa qua đã được ghi lại dành cho những ai chưa kịp ngắm hiện tượng này.

Hiện tượng “Siêu trăng Hồng” đã xuất hiện vào đêm 7/4 vừa qua khi Trái đất và mặt trăng ở khoảng cách gần nhau nhất. Mặt trăng lúc đó đã ở vị trí perigee - điểm gần nhất trong quỹ đạo của nó. Tại điểm này, mặt trăng chỉ cách 356.508km so với trái đất. Nhiều người yêu thích thiên văn đã chụp lại được những bức ảnh ngoạn mục về hiện tượng tuyệt đẹp này.

hình ảnh

Đêm 7/4, 'Siêu trăng Hồng' sẽ thắp sáng bầu trời: Cũng là siêu trăng lớn nhất năm 2020

hình ảnh

Trong ảnh là Mặt trăng đang lặn phía sau Stonehenge ở Wiltshire (Anh) vào sáng 8/4, được chụp bởi Nick Bull.

hình ảnh

Trăng tròn mọc phía trên lâu đài Hohenzollern ở Hechingen, Đức đêm hôm qua.

hình ảnh

Mặt trăng mọc lên đằng sau Brookfield Place và Trung tâm thương mại One World ở thành phố New York vào lúc hoàng hôn khi nhìn từ Thành phố Jersey (Mỹ).

hình ảnh

Mặt trăng ở phía sau chiến xa tứ mã của Cổng Brandenburg (Đức).

Mặc dù tên là ‘hồng’, nhưng không có sự thay đổi màu sắc thực sự nào ở bề mặt mặt trăng. Tên gọi này xuất phát từ một từ tiếng Mỹ bản địa phương đặt cho một loài hoa dại có màu hồng. Đó là loài hoa phlox hồng rêu thường nở vào đầu mùa xuân ở Mỹ và Canada. ‘Siêu trăng Hồng’ thường xuất hiện vào đúng thời điểm hoa này nở.

‘Siêu trăng hồng’ có ý nghĩa đặc biệt bởi vì nó được sử dụng để đánh dấu cho ngày lễ Phục sinh, ngày này là ngày Chủ nhật sau đợt trăng tròn đầu tiên của mùa xuân. Trong một số nền văn hóa khác, Siêu trăng hồng được gọi là “Mặt trăng cỏ mọc”, “Mặt trăng trứng” và “Mặt trăng cá”.

Vì đây là siêu trăng, nên kích cỡ của nó trông lớn hơn tới 14% và độ sáng tăng hơn 30% so với bình thường khi nó xuất hiện trên bầu trời.

Những người có kính viễn vọng, một cặp ống nhòm, hoặc thậm chí chỉ cần một đôi mắt tinh cũng có thể nhìn ngắm được cảnh tượng trên cung trăng: những vùng đồng bằng rộng lớn, những ngọn núi lởm chởm, núi lửa cổ xưa và những vết sẹo tàn khốc trên mặt trăng sau vô số vụ va chạm với thiên thạch.

Siêu trăng của tháng Tư là siêu trăng thứ hai trong năm, sau mặt trăng giun vào ngày 9 tháng 3. Lần siêu trăng tiếp theo được gọi là Mặt trăng hoa, diễn ra vào ngày 7 tháng 5.

hình ảnh

Hình bóng của một con diều trước mặt trăng tròn được nhìn thấy vào giờ tối ở tỉnh Adana của Thổ Nhĩ Kỳ.

hình ảnh

Siêu trăng được nhìn thấy trên bầu trời Cộng hòa Séc.

hình ảnh

Một người đàn ông đứng ở ban công nhà với mặt trăng ở hậu cảnh tại Cali, Colombia.

hình ảnh

Trong ảnh, hai người nhìn ngắm mặt trăng mọc phía sau Trung tâm Thương mại One World và đường chân trời của Manhattan ở Thành phố New York vào lúc hoàng hôn.

hình ảnh

Mặt trăng phía trên các tòa nhà của khu ngân hàng và Ngân hàng Trung ương châu Âu tại Frankfurt, Đức.

hình ảnh

Mặt trăng lặn vào buổi sáng bên cạnh các thiên thần neon màu hồng trên tòa nhà Dresden Zwinger ở Dresden, Đức

hình ảnh

Mặt trăng có một màu đỏ do nó phản chiếu ánh sáng của bình minh sớm trong lúc mặt trời mọc phía trên Krakow, cho thấy một tấm chăn sương mù mờ ảo trên khắp vùng nông thôn Ba Lan.

hình ảnh

Siêu Trăng hồng mọc sau tượng Sacre-Coeur du Horn ở Strasbourg, Pháp hôm 7/4.

Nguồn dịch, nguồn ảnh: dailymail