Đắng lòng cảnh nghèo Bản Khon Kén!!!
“Hàng ngày cả gia đình nấu sắn này lên làm canh ăn. Hai bố con ngày còn bệnh tật thì cứ nấu canh sắn này lên ăn rồi cứ thế mà “đi” thôi. Gia đình này còn làm được đồng nào thì mua gạo mua thóc, hết tiền, hết gạo, hết thóc thì ăn khoai, ăn sắn. Hết chỗ khoai sắn này rồi thì cũng không biết sống thế nào cho qua ngày nữa.”



Gia đình vợ chồng trẻ có 3 bé, bé trai lớn mới được hơn 3 tuổi, bé gái được hơn 1 tuổi và bé trai nhỏ nhất được 8 tháng tuổi. Người vợ không biết và cũng không hiểu tiếng phổ thông. Người chồng khó khăn lục trong trí nhớ vốn từ phổ thông kể với chúng tôi trong ngẹn thắt: “Lúc mới sinh, đứa út lành lặn khỏe khoắn lắm mà không biết sao nó lại bị liệt chân tay..” Đó là những gì anh Ly A Làu trong bối rối đến mức thậm chí không biết nguyên nhân bệnh tình của con trai mình kể cho chúng tôi nghe về bé Cộng - con trai út của anh chị. Bé út được đưa đến bệnh viện tỉnh Điện Biên để chữa trị nhưng các bác sỹ ở đây lắc đầu nói không thể chữa trị được, trả về cho gia đình.


Bé Cộng thỉnh thoảng lại khóc ré lên vì đau đớn


Nỗi buồn này chưa qua, nỗi lo khác lại ập tới khi cơn bão ngày 10/8 đã đánh sập ngôi nhà của anh chị. Ánh mắt của anh chị khiến chúng tôi đau sót vô cùng. Đó là ánh mắt hoang mang, tuyệt vọng với tương lai phía trước. Cho tới nay, anh chị vẫn chưa có nhà để ở.


Anh chị Ly A Làu – Ly Thị Xó chụp trước ngôi nhà bị sập


Đó chỉ là một trong những hoàn cảnh khó khăn trong Bản Khon Kén mà chúng tôi đã tới thăm.


Ngày 12/8/2013, chúng tôi tới khảo sát tại Bản Khon Kén thuộc Xã Mường Nhà, Huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên. Bản Khon Kén cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ gần 80km, cách xã Mường Nhà 12km nhưng chỉ có thể đi bộ mới có thể vào được bản. Được phó chủ tịch UBND Xã Mường Nhà – Ông Phạm Duy Chính cung cấp thông tin: tại bản có 49 hộ trong đó có 44 hộ vừa thoát nghèo. Trong bản có 3 dân tộc cùng sinh sống là người Thái, người H-Mông và Khơ Mú. Trong đó H-Mông chiếm số lượng lớn nhất.


Sau 3 tiếng đồng hồ vượt 12km, chúng tôi đã tới được Bản và trực tiếp thu thập được thông tin. Anh Lò Văn Tỉnh – Trưởng bản cho biết:


Thu nhập


Thu nhập chủ yếu của người dân trong bản là chăn nuôi và trồng trọt, Các hộ thoát nghèo có thu nhập bình quân từ 3-4 triệu đồng/năm còn các hộ nghèo thì họ chỉ trồng trọt được bao nhiêu dùng để sinh hoạt hết bấy nhiêu, không có thì ăn khoai, ăn sắn cho qua ngày.


Sinh hoạt


Trước đây nhà nước có hỗ trợ kéo đường nước nhưng trâu bò rồi cây cối đổ vào nên vỡ hết ống dẫn nước. Nước sinh hoạt chủ yếu được lấy ở đầu nguồn, ở sông suối, có khi mưa xuống thì nhàn hơn vì tận dụng được nước mưa để phục vụ sinh hoạt.


Một năm dân bản được một mùa lúa. Đến mùa gặt, lúa thóc một phần để ăn, một phần đem đi xuống xã bán lấy tiền mua quần áo. Còn những hộ nghèo thì cũng không có quần áo để mặc. Họ chỉ xin lại quần áo cũ để cho người lớn mặc còn trẻ em thì cứ cởi trần truồng cả năm thôi. Mùa nắng nóng thì mắc bệnh ngoài da, mùa rét thì tụi trẻ lạnh, ốm rất nhiều.


Cô Buôn cho biết: “Những hộ nghèo cứ đến mùa lúa, ngô, khoai, sắn… họ đi xin ở những nhà trồng được để mang về ăn; có khi làm thuê để kiếm được lương thực ăn qua ngày; có khi không làm thế nào để có lương thực ăn nữa thì họ đi vay của nhà nước mua cái ăn rồi năm sau làm thuê hoặc trồng thêm được đem đi bán được tiền thì trả lại nhà nước.


Ở đây chỉ có người Thái mới đẻ 2 con thôi chứ các dân tộc khác đẻ nhiều lắm. Người H-Mông là đẻ nhiều nhất rồi đến người Khơ Mú. Một gia đình có 5 đến 6 người con là chuyện bình thường. Có hộ còn đẻ đến 9 – 10 người con.”


Những ngôi nhà ở đây


Trẻ em không có quần áo mặc


Có bé chùm mỗi áo sơ mi ra bên ngoài


Học tập


Mẫu giáo và cấp 1, cấp 2 thì trẻ con học ở đây, lớn hơn thì các em học nội trú tại trường của xã. Nhà nước cũng rất quan tâm đến việc học hành của bọn trẻ nên có xây trường học khang trang cho chúng nó lắm. Nhưng giờ các hộ đẻ nhiều con quá nên nhiều khi trường cấp 1, cấp 2 trong bản không đủ lớp học, phải làm thêm mấy gian lớp học tạm.


Các em đi học cấp 3 thì khó khăn hơn. Nhà nước rất quan tâm hỗ trợ nhưng bọn trẻ vẫn không đủ ăn, nhiều khi học thêm các môn học rồi lại tri phí tiền học các môn nên các em vẫn phải đóng thêm có khi 1 triệu, có khi đến hơn một triệu một năm.


Trường thiếu lớp học nên phải dựng thêm các lớp học tạm bợ


Y tế


Anh Tỉnh cho biết: “Trong bản không có trạm y tế. Bị bệnh muốn đi khám thì phải xuống tận trung tâm xã Mường Nhà để khám. Những người bị đau bụng sắp đẻ cũng phải leo qua đoạn đường chúng tôi đi vào bản để đến trung tâm xã sinh đẻ.”


Cô Buôn – Trưởng ban dân số của Bản chia sẻ thêm: “Những hộ có điều kiện thì họ mới tới xã khám bệnh thôi chứ những hộ nghèo thì chẳng mấy khi họ xuống xã khám bệnh, phần đông tự đi hái lá thuốc rồi tự chữa trị.”


Hoàn cảnh thứ 2 hết sức đau thương mà chúng tôi ghé thăm là hoàn cảnh của bà Vừ Thị Ly người H-Mông.


Trong cùng 1 tuần lễ đầu tháng 7 vừa qua bà đã mất đi chồng và người con trai thứ. Trong gia đình bà bây giờ còn người con trai cả đã lấy vợ tách ra ở riêng, người con dâu và 3 đứa cháu nhỏ con của anh con trai thứ. Thấy chúng tôi đến bà nói bằng tiếng dân tộc rồi nước mắt cứ trào ra. Bà vừa kể vừa nấc nghẹn trong nỗi đau đớn mất đi người thân bằng tiếng H-Mông. Chú Pọn – Trưởng ban mặt trận tổ quốc và anh Công an viên của Bản phiên dịch: “Chồng tôi mất rồi, con trai tôi cũng mất. Bây giờ tôi không còn chồng, không còn con trai nữa rồi. Các cô các chú ơi bây giờ tôi phải sống làm sao đây? Con dâu tôi, các cháu tôi biết trông cậy vào ai đây?”


Được biết chồng và con trai bà cụ mất vì bệnh tật. Nhà nghèo quá nên không có tiền đưa đi khám bệnh rồi cả hai bố con dắt tay nhau mà mất cũng chẳng biết mất vì bệnh gì. Hiện tại nhà chỉ còn bà cụ, người con dâu và 3 đứa cháu nhỏ. Ban ngày con dâu phải lên nương trồng khoai, sắn, làm lụng thay thế toàn bộ công việc của bố chồng và người chồng đã mất.


Quang cảnh trong nhà bà cụ không có gì, ngoài hai củ sắn to bị chuột gặp một nửa. Được biết sắn là thức ăn chính trong bữa ăn của gia đình. Vì không có đủ lương thực nên gia đình phải nấu thành cháo ăn qua bữa.


Chú Pọn – Trưởng ban mặt trận tổ quốc của bản chia sẻ: “Hàng ngày cả gia đình nấu sắn này lên làm canh ăn. Hai bố con ngày còn bệnh tật thì cứ nấu canh sắn này lên ăn rồi cứ thế mà “đi” thôi. Gia đình này còn làm được đồng nào thì mua gạo mua thóc, hết tiền, hết gạo, hết thóc thì ăn khoai, ăn sắn. Hết chỗ khoai sắn này rồi thì cũng không biết sống thế nào cho qua ngày nữa.”


Chia tay với bà Ly, bà khóc rồi cáo lỗi vì trong nhà không có nước, bà già yếu không lên núi lấy nước mời chúng tôi uống được. Bà xúc động nói với theo chúng tôi bằng tiếng dân tộc rằng bà sẽ cố gắng sống chờ ngày chúng tôi tới thăm lại.


Bà Vừ Thị Ly cùng cháu gái


Cảnh trong nhà bà Ly



Hai hoàn cảnh trên là hai hoàn cảnh nghèo trong số 44 hộ nghèo còn lại của bản Khon Kén. Trưởng bản và các cô chú cán bộ trong bản cho biết ngoài sự quan tâm của nhà nước nói chung và của xã Mường Nhà dành cho bản thì chưa từng có đơn vị tình nguyện nào đặt chân tới thăm bản.


Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các quý mạnh thường quân tới bản.


Mọi sự ủng hộ, đóng góp vui lòng liên hệ đại diện Phó chủ nhiệm CLB Thanh niên tình nguyện Điện Biên - Trực thuộc hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tại Tỉnh Điện Biên: Cao Tiểu Minh – SDT: 0985109920 - 0966681994


Số tài khoản: 6201-6506-0615-8117. Ngân hàng VietinBank Hà Nội


Địa chỉ: Số nhà 2, Xóm Đình, Thôn Phú Mỹ, Xã Mỹ Đình, Huyện Từ Liêm, Hà Nội.


Mail: @gmail.com">caotieuminh@gmail.com


Skype: @Yahoo.com">timy.tieuminh@Yahoo.com


Người thực hiện khảo sát: Cao Tiểu Minh - Tạ Mai


Vạn Kỳ Phong - Lò Hùng


Đàm Dũng - Huỳnh Đức


Phóng viên: Cao Tiểu Minh


Ảnh: Tạ Mai - Lò Hùng