hình ảnh
Chữ Hán, hay còn gọi là Hán tự, là hệ thống chữ viết tượng hình của Trung Quốc. Với cấu trúc phức tạp, chữ Hán khiến người học tiếng Trung gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ là phát âm. Để giải quyết vấn đề này, hệ thống phát âm Pinyin (bính âm) ra đời nhằm ghi lại âm thanh của các chữ tượng hình, là công cụ đắc lực hỗ trợ phát âm cũng như gõ tiếng Trung trên các thiết bị điện tử. Và sự thật là điều đầu tiên bạn nên làm khi học nói tiếng Trung đó chính là học bảng phiên âm Pinyin.
1. Pinyin là gì? Theo từ điển Oxford định nghĩa Pinyin là “hệ thống chuẩn bằng chữ La Mã để phiên âm tiếng Trung”. Có thể hiểu hệ thống phiên âm Pinyin tiếng Trung là hình thức ghi lại cách phát âm của Hán tự bằng các chữ cái Latin.
2. Cấu tạo của bảng Pinyin tiếng Trung Khi học phát âm Pinyin, chúng ta sẽ làm quen với Bảng Phụ âm (声母 – shēngmǔ); Bảng Nguyên âm (韵母 – yùnmǔ) và Thanh điệu (声调 – shēngdiào)
a. Bảng Phụ âm (声母 – shēngmǔ) Để tiện cho việc học phát âm, chúng ta tiếp tục chia nhỏ Bảng Phụ âm thành các nhóm: phụ âm đầu môi, phụ âm đầu lưỡi giữa, âm gốc lưỡi, âm mặt lưỡi, âm đầu lưỡi trước, phụ âm kép, âm cuộn lưỡi
Nhóm Phụ âm Đầu môi bao gồm b, p, m, f
Nhóm Phụ âm Đầu lưỡi giữa bao gồm d, t, n, l
Nhóm Phụ âm Gốc lưỡi bao gồm g, k, h
Nhóm Phụ âm Mặt lưỡi j, q, x : Đối với nhóm âm này các bạn có thể dùng một số mẹo sau để phân biệt. Tưởng tượng âm j như tiếng chuột kêu; âm q như tiếng hắt xì, âm x như phát âm chữ cái C trong tiếng Anh
Nhóm Âm đầu lưỡi trước z, c, s. Nhóm âm này chúng ta sẽ phân biệt bằng cách nghĩ đến âm z tưởng tượng ra nước đổ vào dầu sôi "zzz"; âm c giống 'ts' trong đuôi các từ tiếng Anh như "cats"; âm s sẽ gần giống tiếng rắn kêu.
Nhóm Phụ âm kép zh, sh, ch
Âm cuộn lưỡi r
b. Bảng Nguyên âm (韵母 – yùnmǔ) Nguyên âm trong tiếng Trung được chia thành 4 nhóm: Nguyên âm đơn, Nguyên âm kép, Nguyên âm mũi, Nguyên âm er và Nguyên âm ng.
Nhóm Nguyên âm đơn bao gôm a, o, e, i, u, ü.
Nhóm Nguyên âm kép bao gồm ai, ei, ao, ou, ia, ie, ua, uo, üe, iao, iou, uai, uei. Nhóm Nguyên âm mũi bao gồm an, en, in, ün, ian, uan, üan, uen, ang, eng, ing, ong, iong, iang, uang, ueng. Nguyên âm er và Nguyên âm ng.
c. Thanh điệu Hệ thống ngữ âm tiếng Trung phổ thông có 4 thanh điệu cơ bản.
Thanh thứ nhất: cũng gọi là "âm bình (陰平/阴平)", là thanh cao, rất đều. Gần giống thanh "ngang" trong tiếng Việt. Ký hiệu trong bính âm là "¯".
Thanh thứ hai: cũng gọi là "dương bình (陽平/阳平)", là thanh cao, đều, từ thấp lên cao. Gần giống thanh "sắc" trong tiếng Việt. Ký hiệu trong bính âm và chú âm là "´".
Thanh thứ ba: cũng gọi là "thượng thanh (上聲/上声)", là thanh thấp, xuống thấp lại lên cao. Gần giống thanh "hỏi" trong tiếng Việt. Ký hiệu trong bính âm và chú âm là "ˇ".
Thanh thứ tư: cũng gọi là "khứ thanh (去聲/去声)", là thanh từ cao xuống thấp. Ngắn và nặng hơn thanh "huyền", dài và nhẹ hơn thanh "nặng" trong tiếng Việt. Ký hiệu trong bính âm và chú âm là "ˋ".
Ngoài ra còn một thanh nữa, gọi là thanh nhẹ (輕聲/轻声, khinh thanh). Thanh này chỉ dùng khi muốn làm nhẹ một âm phía trước. Trong bính âm, thanh nhẹ không có ký hiệu.
Quy tắc đánh dấu thanh điệu: Đối với nguyên âm đơn, chúng ta sẽ đánh dấu thanh điệu trực tiếp vào nguyên âm đó Đối với nguyên âm kép, chúng ta sẽ theo thứ tự ưu tiên giảm dần với a, o, e, i, u. Trường hợp ngoại lệ, nguyên âm kép “iu” sẽ đánh dấu trên nguyên âm “u” : 就/jiù/,久/jiǔ/. Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu qua về bảng phiên âm tiếng Trung Pinyin, hãy bắt đầu học nói tiếng Trung từ bảng Pinyin này nhé!