Phần dưới đây trình bày một số thiết kế nhà trại nuôi gà con, hậu bị và gà mái đẻ theo hướng cage-free có thể áp dụng chuyển đổi những chuồng nuôi nhốt có sẵn hoặc chuồng nuôi mới xây ở Việt Nam.
Các kiểu hệ thống chuồng cho gà mái đẻ
Mục đích của những thiết kế và thông tin bổ sung được trình bày dưới đây là đưa ra những khả năng và khuyến nghị cho người chăn nuôi, những nhà tư vấn, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và những các nhân và cơ quan quan tâm đến vấn đề này. Phần dưới đây trình bày những thiết kế và khuyến nghị như:
- Hệ thống chuồng một tầng cho gà đẻ trứng 1a.
- Chuồng nuôi gà đẻ trứng cage-free với hệ thống tích hợp sào đậu- máng ăn 1b.
- Chuồng nuôi gà đẻ trứng cage-free với khung hình chữ A cải tiến 1c.
- Chuồng cage-free qui mô nhỏ 1d.
- Hệ thống all-in-all-out (nuôi gà con, gà hậu bị + sản xuất trứng trong một hệ thống) Hệ thống nuôi gà con, gà hậu bị 2.
- Hệ thống nuôi gà con, gà hậu bị từ một ngày tuổi (DOC) đến 16-17 tuần tuổi
Lưu ý: Tất cả các khía cạnh đều mang tính tương đối. Tính kích cỡ đàn, nên lưu ý không gian có thể tiếp cận hoặc có thể tính toán được (ví dụ khoảng không gian trước và sau nhà trại, không gian ổ đẻ, băng chuyền thu trứng). Phần hiên có mái che không được tính là vào bề mặt sàn có thể sử dụng.
>>> Xem thêm: Cách làm chuồng gà
Nguyên tắc của chuồng nuôi cage-free
Một tầng là gà đẻ có thể di chuyển tự do xung quanh chuồng trại. Khu vực chất độn chuồng đủ rộng, có vật liệu làm giàu môi trường sống cho hành vi đào bới kiếm ăn, tắm bụi và các hành vi khác. Sào đậu, máng ăn, và máng uống được đặt trên sàn lót lưới. Gà đẻ trong ổ được thiết kế an toàn, thoả mái và riêng biệt. Phần hiên có mái che là không bắt buộc nhưng giúp gà mái có thêm không gian với không khí trong lành và ánh sáng mặt trời. Phần 3 của Hướng dẫn này cung cấp thông tin chi tiết và những tiêu chuẩn về trang thiết bị, thực hành quản lý và những thông tin liên quan khác.
>>> Xem: đá gà trực tiếp trên mạng hôm nay
Chỉ số kích thước nhà trại với kích cỡ đàn và những yêu cầu nuôi thả:
• Ví dụ: 100m*13m: 7,000 con (6 con/m2 ) đến 10,500 con (9 con/m2 )
• Ví dụ: 75m*8m: 3,000 con (6 con /m2 ) đến 4,500 con (9 con /m2 )
• Sàn lót đục lỗt ở chuồng nuôi (nhựa, gỗ cứng, tre) chiếm khoảng 2/3 không gian. Khoảng cách giữa nền chuồng và sàn lót ≤ 55 cm. Có thể có lắp thêm bậc/ ván trượt giữa nền chuồng và sàn lót để thuận lợi cho gà di chuyển.
• Hố thu phân sâu. Có thể làm dây chuyền thu phân ở dưới sàn lót lưới. Có thể dùng máy làm sạch phân scrapper ở khu vực chất độn chuồng.
• Ổ đẻ với hệ thống nâng đẩy tự động (expel system). Ổ đẻ nối với Astroturf. Phía trên ổ đẻ có hệ thống chống đậu hoặc có thể thiết kế mái ổ phẳng giúp gà có thể di chuyển phía trên.
• Hệ thống máng ăn- sào đậu tích hợp với 15cm sào đậu/ con và 5cm không gian máng ăn/ con.
o. Hệ thống máng ăn dây chuyển hoặc xoáy trôn ốc. Hình dạng tốt nhất của sào đậu là hình chữ nhật, ô-van, hoặc hình nấm.
o. Có thể đặt thêm sào đậu gần tường (không bắt buộc)
• Lắp máng uống trước ổ đẻ (ít nhất 20 cm giữa máng uống lối vào ổ đẻ), 10 con/ máng uống dạng núm.
• Ống thông gió với tấm làm mát.
Lắp bóng đèn sao cho đảm bảo cường độ ánh sáng thích hợp ở những khu vực chức năng khác nhau.
• Chia 3,000-5,000 con thành các ô chuồng khác nhau.
>>> Phương pháp chăm sóc sức khỏe gà chuẩn chuyên gia
• Xem Hướng dẫn quản lý về yêu cầu không gian (ví dụ con m2 , con/m2 không gian ổ đẻ, con /m2 máng ăn, con/núm uống).
• Hiên có mái che ở hai bên hông chuồng (không bắt buộc) o Những yêu cầu về vật liệu lam giàu môi trường sống, xin xem phần Hướng dẫn quản lý
• Cân nhắc kết hợp với hệ thống All-in-all-out (Xem hệ thống All-in-all-out) o Nên bố trí cửa bên hông chuồng.
Trên đây là thông tin về kiểu thiết kế chuồng cage - free mà bạn có thể tham khảo. Liên hệ chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin chi tiết nhé!
>>> BÍ QUYẾT Các cách nuôi chim bồ câu cho giá trị kinh tế cao