Hiện nay, có nhiều bạn đang có nhu cầu dự thi các kì thi HSK. Tuy nhiên, để đạt được kết quả cao trong các kỳ thi thì ngoài chăm chỉ ra, chúng ta còn cần thêm một chút may mắn, lựa chọn phương pháp làm bài thi HSK thế nào? Vậy thì bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc về vấn đề này cho các bạn.

hình ảnh

Kỹ năng, phương pháp làm bài thi HSK

Đầu tiên là kỹ năng nghe hiểu

Cấu trúc đề thi HSK

Đối với nhiều bạn, nghe hiểu là một kỹ năng khá khó, bởi vì các thí sinh chỉ được nghe một lần và chọn đáp án. Vì vậy, thí sinh cần phải dành thời gian nhiều để ôn luyện kỹ năng này. Bí quyết khi làm bài thi – phần nghe hiểu là:

  • Các bạn nên xem qua các đáp án cho sẵn trước khi nghe: Khi giám khảo chuẩn bị bật đĩa nghe, thí sinh cần tranh thủ thời gian để xem qua nhanh một lượt các đáp án.
  • Cần chuyên tâm khi nghe, cố gắng không bị chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài
  • Ghi nhớ nội dung nghe được theo câu hỏi: Ai? Làm gì? Cái gì? Thời gian và địa điểm
  • Nên nắm bắt những thông tin chính của đoạn hội thoại, không nên nghe quá chi tiết từng câu từng chữ.
  • Cần rèn luyện khả năng phán đoán: ở các cấp độ cao, nội dung nghe thường không giống với đáp án, đòi hỏi thí sinh phải có khả năng phán đoán tốt.
  • Nghe xong cần chọn đáp án nhanh: Mỗi câu sau khi nghe xong, thường có khoảng 10 giây để cho thí sinh chọn đáp án, vì vậy các thí sinh cần suy nghĩ nhanh và chọn đáp án.
  • Cần kiểm tra lại đáp án: sau khi kết thúc phần nghe, thí sinh thường có 3-5 phút để kiểm tra lại đáp án. Vì vậy, thí sinh cần tận dụng tối đa thời gian này để kiểm tra lại toàn bộ đáp án đã chọn.

Tiếp theo là kỹ năng đọc hiểu

Kỹ năng này đòi hỏi thí sinh phải có khối lượng kiến thức tổng hợp tốt, vốn từ vựng phong phú. Phần đọc hiểu có nội dung khá dài, nên các bạn cần chọn phần mình cảm thấy dễ để làm trước, phần nào khó làm sau. Bí quyết khi làm bài thi – phần đọc hiểu là:

Tích lũy vốn từ vựng: Mỗi cấp độ đều yêu cầu thí sinh có một khối lượng từ vựng nhất định. Vì thế, thí sinh cần nhớ và sử dụng tốt các từ vựng.

Nắm vững ngữ pháp: Thí sinh cần nắm vững các điểm ngữ pháp liên quan đến phần từ vựng đặc biệt là một số phần ngữ pháp đặc biệt.

Nắm vững các dạng thường ra ở phần đọc hiểu: Các dạng thường ra trong phần đọc hiểu như, tìm ra lỗi sai, sửa câu sai, nối các câu thành đoạn, chọn từ điền vào chỗ trống,…. Thí sinh cần phải nắm vững và thường xuyên rèn luyện làm các dạng này.

Tìm hiểu thêm về các vấn đề văn hóa, xã hội: Một số bài đọc hiểu thường liên quan đến một số vấn đề về xã hội, văn hóa, phong tục tập quán. Khi các thí sinh hiểu rõ về các chủ đề, nếu trong lúc làm bài thi gặp những từ vựng mới thì cũng có thể đoán được ý nghĩa của từ đó. Vì vậy, thí sinh nên dành thời gian để tìm hiểu thêm về các vấn đề này, đặc biệt là các thành ngữ, thuật ngữ liên quan.

Rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin: Xử lý các thông tin trong bài đọc hiểu một cách nhanh chóng góp phần giảm thiểu thời gian khi đọc hiểu và chọn đáp án. Từ đó có thời gian nhiều hơn để làm phần khác. Các thí sinh nên đọc câu hỏi trước, sau đó tìm nội dung trong bài đọc, như vậy sẽ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

Cuối cùng là kỹ năng viết

Cấu trúc đề thi HSK

Kỹ năng viết là kỹ năng tổng hợp. Đòi hỏi thí sinh phải có khả năng viết văn, trình bày và diễn đạt bài văn một cách rõ ràng, biểu đạt chính xác ý của mình đến người đọc. Bí quyết khi làm bài thi – phần thi viết là:

Viết câu đúng và đơn giản:

Nhiều thí sinh thích viết những câu dài, phức tạp để chứng tỏ khả năng viết của mình tốt, nhưng nếu không nắm chắc ngữ pháp thì đó sẽ là một lỗi sai gây mất điểm. Vì vậy, các bạn nên viết những câu đơn giản, đảm bảo đúng và đủ các thành phần câu.

Nắm vững các dạng đề thường hay ra:

Viết lại câu, viết đoạn văn miêu tả bức tranh, đọc đoạn văn và tóm tắt lại. Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ và tổng hợp thông tin. Phần thi viết ở cấp độ 6, yêu cầu thí sinh đọc đoạn văn 1000 từ trong vòng 10 phút. Sau đó giám thị sẽ thu lại đoan văn đó và yêu cầu thí sinh tóm tắt lại đoạn văn đó khoảng 400 từ trong vòng 35 phút. Điều này đòi hỏi thí sinh phải có khả năng ghi nhớ và tổng hợp thông tin, như: Ai? Làm gì? Thời gian nào? Ở đâu? Kết quả như thế nào?….

Rèn luyện kỹ năng viết văn:

Một số thí sinh khi viết văn, viết rất dài. Nhưng không biết sắp xếp các câu, các đoạn thành một bài văn hoàn chỉnh, làm cho người đọc cảm thấy bài văn không có trật tự và khó hiểu. Để có bài văn hay, thí sinh cần rèn luyện kỹ năng viết bài văn miêu tả, bài văn nghị luận.

Đồng thời, thí sinh nên nắm vững cách sử dụng các từ nối để liên kết bài viết của mình một cách rõ ràng hơn. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng thêm các thành ngữ, tục ngữ để tăng khả năng thuyết phục, làm cho bài viết trở nên hấp dẫn hơn. Đây sẽ là một điểm cộng rất lớn cho bài viết.

Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp ích cho các bạn để đạt được kết quả cao, đúng như mong đợi của các bạn.