Ngày nay, chúng ta đã có thêm rất nhiều phương pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến và hiệu quả hơn, một trong số đó chính là problem-based learning - phương pháp dạy dựa trên xử lý vấn đề. Vậy phương pháp này là gì và hiệu quả của nó ra sao? Mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Phương pháp giảng dạy bằng cách giải quyết vấn đề: Những điều cơ bản cần biết
Học tập dựa trên vấn đề (PBL) là một phương pháp giảng dạy mà trong đó, các vấn đề phức tạp trong thực tế được sử dụng làm phương tiện để thúc đẩy học sinh tìm hiểu các khái niệm và nguyên tắc lý thuyết, từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề. Vấn đề có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau: Báo, tạp chí, tạp chí, sách, sách giáo khoa và tin tức, phim ảnh hay đơn giản là những gì đang diễn ra xung quanh học sinh. Các vấn đề được đưa vào phục vụ giảng dạy cần đáp ứng một số yêu cầu sau đây:
- Vấn đề phải thúc đẩy học sinh tìm hiểu sâu hơn về các khái niệm lý thuyết của bài học;
- Vấn đề cần yêu cầu học sinh đưa ra phương hướng xử lý phù hợp và học sinh phải bảo vệ được quan điểm của mình;
- Vấn đề nên có sự liên kết với các nội dung của chương trình giáo dục phổ thông mới đã học trước đó;
- Với các dự án nhóm, vấn đề cần có độ phức tạp vừa đủ để mọi học sinh trong nhóm đều có thể tham gia nêu ý kiến và xử lý;
- Đối với các vấn đề đòi hỏi nhiều giai đoạn thì ở bước đầu giáo viên nên xây dựng thật hấp dẫn để thu hút các em.
Phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của các kỹ năng sau đây:
- Tư duy phản biện;
- Khả năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng tìm kiếm và đánh giá tài liệu tham khảo.
Đồng thời, khi học sinh đã hình thành được thói quen tìm hiểu kiến thức mới khi gặp vấn đề cần giải quyết thì các em cũng sẽ hình thành được tư duy học tập suốt đời, chủ động tìm hiểu kiến thức chứ không học tập một cách thụ động nữa.
Tóm lại, phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề là cách sử dụng một vấn đề cho trước để học sinh tìm hiểu kiến thức nhằm đưa ra giải pháp cho vấn đề trên. Đây là cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm và thúc đẩy các em chủ động hơn với việc học hỏi điều mới. Tuy nhiên, việc triển khai chủ đề cần sát với thực tế và có liên quan đến bài học cần truyền tải.
Xem thêm: 5 điểm khác trong chương trình giáo dục Tiểu học của Mỹ so với Việt Nam