- Năng lực là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về năng lực và khái niệm này đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Theo cách hiểu thông thường, năng lực là sự kết hợp của tri thức, kỹ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ. Mức độ và chất lượng hoàn thành công việc sẽ phản ánh mức độ năng lực của người đó hoặc tổ chức đó.
Cùng với khái niệm năng lực là khái niệm “năng lực cốt lõi” (key competency) bao gồm một số năng lực được coi là nền tảng.
Dựa trên những năng lực cốt lõi này, người học có thể thực hiện được yêu cầu của việc học tập cũng như các yêu cầu khác trong các bối cảnh và tình huống khác khau khi đạt được những năng lực thứ cấp. Theo định nghĩa của các nước có nền kinh tế phát triển, năng lực cốt lõi bao gồm những năng lực nền tảng như năng lực đọc hiểu, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp,…
- Đào tạo tiếp cận năng lực
Mô hình này được hình thành và phát triển rộng khắp tại Mỹ vào những năm 1970 và phát triển mạnh mẽ trong những năm 1990 ở hàng loạt các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp tại Mỹ, Anh, Úc, New Zealand,…Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ này là do rất nhiều học giả và các nhà giáo dục xem cách tiếp cận này là cách thức có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất để tạo ra sự phù hợp giữa giáo dục, đào tạo và nhu cầu về năng lực tại nơi làm việc và là cách thức chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu.
Khác với lối đào tạo truyền thống, đào tạo tiếp cận năng lực là cách sử dụng các đơn vị học tập là những nhóm năng lực cốt lõi và năng lực làm việc mà thị trường tuyển dụng yêu cầu.
Học viên được đào tạo theo phương thức tiếp cận năng lực sẽ được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn thực tế bao gồm không chỉ kiến thức chuyên môn mà cả nhóm kỹ năng làm việc cùng khả năng vận dụng kiến thức đã học và thái độ làm việc cần có để đáp ứng được những yêu cầu công việc thực tế của doanh nghiệp.
- Lợi ích của phương pháp đào tạo tiếp cận năng lực
So với mô hình đào tạo truyền thống chỉ tập trung vào kiến thức, đào tạo tiếp cận năng lực cho thấy sự tiên tiến và ưu việt khi giúp sinh viên xác định rõ mình cần trang bị những kiến thức và kỹ năng gì cũng như cần làm gì trong các tình huống, bối cảnh và yêu cầu khác nhau của công việc.
Phương pháp đào tạo tiếp cận năng lực lấy học viên làm trung tâm, giảng viên giữ vai trò của người hướng dẫn. Phương pháp này giúp sinh viên ý thức được những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để chủ động bồi đắp những năng lực còn thiếu. Bằng cách đó, “đầu ra” của các đơn vị giáo dục áp dụng mô hình đào tạo tiếp cận năng lực dễ dàng đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
- Đào tạo tiếp cận năng lực tại VTC Academy
Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng bắt kịp mọi yêu cầu công việc và nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp, VTC Academy triển khai mô hình Đào tạo tiếp cận năng lực và xem đó là nền tảng cốt lõi để xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng và hiệu quả. Phương thức triển khai mô hình Đào tạo tiếp cận năng lực tại VTC Academy được thể hiện qua 04 yếu tố cốt lõi:
- Nhu cầu ngành nghề: Dựa trên các thống kê uy tín để xác định những ngành nghề mà thị trường tuyển dụng đang quan tâm.
- Nhu cầu doanh nghiệp: Hợp tác toàn diện và mật thiết với các doanh nghiệp đầu ngành ở các lĩnh vực đào tạo để nắm được bộ “năng lực làm việc” mà doanh nghiệp cần bao gồm: kiến thức ngành nghề, kỹ năng và thái độ làm việc.
- Chương trình đào tạo: Xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo ba yếu tố: thời lượng thực hành chiếm đa số, thường xuyên cập nhật theo xu thế phát triển của ngành nghề, giúp hoàn thiện bộ năng lực làm việc cho học viên và đảm bảo tiêu chí “phát triển bản thân toàn diện”.
- Năng lực học viên: Sau khi nhập học, mỗi học viên sẽ có một Hồ sơ năng lực được đánh giá và cập nhật liên tục trong quá trình học. Các đồ án thực tế cuối mỗi học kỳ cũng được lưu trong Hồ sơ năng lực. “Chất lượng đầu ra” của học viên sẽ được thể hiện qua Hồ sơ năng lực này.