KIẾN TRÚC NHÀ TRUYỀN THỐNG Ở CHÂU PHI
Đặc điểm địa lý Châu Phi
Kiến trúc nhà truyền thống ở Châu Phi. Châu Phi là lục địa lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mỹ. Châu Phi có sa mạc lớn nhất thế giới, nhiều rừng mưa nhiệt đới, núi non hiểm trở và những thảo nguyên rộng lớn.
Đặc điểm kiến trúc các quốc gia Châu Phi
Với thời tiết khắc nghiệt, những căn nhà ở Châu Phi thường xây theo kết cấu tường dày để ngăn nắng gắt ban ngày và chống lại không khí lạnh buốt về đêm. Mái nhà ở Châu Phi thường dùng là mái tranh.
Nhà tròn
Đây là kiểu nhà phổ biến nhất ở Châu Phi. Từ người Ai Cập, Nigieria, người Kassena, người Sukuma hay các dân tộc ở cận hoang mạc Sahara đều xây nhà theo kiểu này.
Mái nhà có hình vòm cầu hoặc vòm tròn, được xây bằng đất hoặc lợp tranh. Mái nhà có kèo làm từ cọc gắn với xà nhà và các cọc gỗ nhỏ.
Nhà hình trụ
Những ngôi nhà hoặc kho thóc của người Batammariba được xây theo hình trụ có mái bằng hoặc mái hình nón. Mái nhà có ống thoát nước bằng gỗ.
Nhà hình vuông (hình chữ nhật)
Người Sukuma ở Tanzania xây dựng những ngôi nhà hình chữ nhật hoặc hình vuông. Nhà có cấu trúc tường gạch bao quanh. Hầu hết các ngôi nhà ở nông thôn đều không có móng mà chỉ chôn một đường gạch trên mặt đất. Tuy nhiên, móng nhà hiện nay đã được sử dụng, xây dựng cùng với bùn xi măng và gạch sống.
Nhà hình vuôngMái nhà được lợp bằng tranh, kết cấu kèo dùng sào hoặc tre buộc lại với nhau bằng dây thừng. Cửa ra vào và khung cửa sổ được làm bằng tre, sào. Tường gạch sống được phủ một lớp đất sét hoặc bùn.
Nhà Asante
Những ngôi nhà truyền thống Asante là chứng tích cuối cùng của nền văn hóa Asante thống lĩnh khu vực vào thế kỷ 18. Nhà Asante này có cấu trúc khá thuần nhất với 4 dãy nhà bao quanh một khoảng sân rộng, được xây dựng bằng gỗ, tre, thạch cao bùn và mái lợp bằng lá. Do được xây dựng từ những vật liệu không bền vững, các công trình này rất dễ bị hủy hoại bởi các biến động thời tiết. Vào năm 1980, những ngôi nhà truyền thống Asante đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Nhà Asante