Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan là chứng chỉ do Tổng cục Hải quan cấp cho người thi đỗ trong kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ hải quan. Trong bài viết này Cường Phát Logistics chia sẻ cho bạn cách ôn thi và đăng ký thi chi tiết
Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan là gì?
Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan hay tên gọi đầy đủ là chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.
Thực hiện Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan và Thông tư số 22/2019/TT-BTC ngày 16/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015;
Như vậy, chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan là chứng chỉ do Tổng cục Hải quan cấp cho người thi đỗ trong kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ hải quan được tổ chức mỗi năm 2 kỳ. Chứng chỉ đại lý hải quan là văn bản bắt buộc phải có đối với người làm việc tại đại lý khai thuê hải quan.
>>> Xem thêm: Các loại thuế phí khi gửi hàng quốc tế
Ôn thi chứng chỉ nghiệp vụ hải quan ở đâu?
Để tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ hải quan, người dự thi phải có kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, pháp luật hải quan và khai báo hải quan. Cụ thể có thể hiểu như sau:
Pháp luật hải quan gồm Luật Hải quan, Luật Thuế XNK, Luật quản lý ngoại thương, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Nghiệp vụ ngoại thương gồm Incoterms 2020, hợp đồng ngoại thương, bộ chứng từ XNK, thanh toán quốc tế, vận tải – bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Nghiệp vụ hải quan gồm Trị giá hải quan, mã HS hàng hóa XNK, xuất xứ hàng hóa C/O, biểu thuế, thuế XNK và quy trình thủ tục hải quan
Hiện nay có rất nhiều các trung tâm ôn thi chứng chỉ nghiệp vụ Hải quan và các bạn có thể tìm rất dễ dàng trên internet. Những tiêu chí để các bạn lựa chọn các trung tâm này:
– Nội dung khoá học
– Thời gian và học phí khoá học
– Tính thực tiễn thực hành của khoá học
– Đội ngũ giảng dạy
– Feedback của người đã học trước đó
Các bạn lưu ý tiêu chí cuối cùng nhé, nên hỏi những người đi trước là các bạn học viên hoặc chính những người đã có chứng chỉ để được tư vấn chính xác và có tâm nhất nhé
Cách đăng kí thi chứng chỉ nghiệp vụ hải quan
Tham khảo thông báo về việc tổ chức thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan năm 2021 tại đây https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=30708&Category=Thông%20báo%20-%20Thông%20cáo
Đăng kí dự thi
1. Hình thức đăng ký dự thi:
– Thí sinh có thể đăng ký dự thi bằng hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của Trường Hải quan Việt Nam.
Hoặc nộp hồ sơ online tại 2 website Trường Hải quan Việt Nam (http://truonghaiquan.edu.vn), Cổng thông tin điện tử Hải quan (www.customs.gov.vn). Sau đó gửi hồ sơ theo đường Bưu điện, chuyển phát nhanh về Trường Hải quan Việt Nam (Km10+395, tỉnh lộ 379 Hưng Yên – Hà Nội, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).
Hội đồng thi sẽ căn cứ vào dấu bưu điện để xác định hồ sơ hợp lệ.
2. Hồ sơ dự thi:
Hồ sơ đăng ký dự thi gồm: 01 bộ được đựng trong bìa hồ sơ (Danh mục Bộ hồ sơ kèm theo Thông báo)
Lệ phí tổ chức thi
– Đối với thí sinh đăng ký thi lần 1: Áp dụng mức phí tổ chức thi là 200.000 đồng/01 môn thi (Hai trăm nghìn đồng chẵn/01 môn thi) x 03 môn thi = 600.000 đồng/03 môn thi.
– Đối với các thí sinh không đạt yêu cầu, có điểm bảo lưu năm 2020 và đăng ký thi lại năm 2021: Áp dụng phí tổ chức thi là 200.000 đồng/01 môn thi (Hai trăm nghìn đồng chẵn/01 môn thi).
Thí sinh phải cung cấp thông tin về số báo danh của mình tại kỳ thi năm 2020 để phục vụ cho công tác tiếp nhận, thẩm định Phiếu đăng ký dự thi (nếu không có đủ thông tin thì coi như thi lần đầu).
Người dự thi nộp phí tổ chức thi sau khi Tổng cục Hải quan (Hội đồng thi) công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi.
Trường hợp miễn thi
Miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan đối với các đối tượng sau:
– Người tốt nghiệp chuyên ngành hải quan thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời gian 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;
– Hoặc người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành hải quan tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời gian 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyên công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
Miễn thi môn Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương đối với các đối tượng sau:
– Người tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế ngoại thương, thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp.
– Hoặc người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành kinh tế ngoại thương hoặc thương mại quốc tế hoặc kinh tế đối ngoại hoặc kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc