Có nhiều bạn trong quá trình học đã chia sẻ rằng “câu trong tiếng Trung” ngược so với “câu trong Tiếng Việt”, tại sao lại vậy nhỉ? Hãy cùng THANHMAIHSK đi tìm hiểu vấn đề này nhé.

hình ảnh

Định nghĩa câu và thành phần câu trong tiếng Trung

Câu là đơn vị ngôn ngữ có thể biểu đạt một ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh, cuối câu có các dấu câu.

Ví dụ:

– 明天下午开会。


Míngtiān xiàwǔ kāihuì.


Sẽ có cuộc họp vào chiều mai

Thành phần câu là các thành phần cấu tạo nên một câu, bao gồm 8 loại.

Ví dụ:

– 我们试制成功了新产品。


Wǒmen shìzhì chénggōngle xīn chǎnpǐn.


Tôi chế tạo thử thành công sản phẩm mới rồi.

  • 我们: chủ ngữ
  • 试制: động từ
  • 成功: bổ ngữ
  • 新产品: tân ngữ

– 他总是说得含含糊糊。


Tā zǒngshì shuō de hánhán húhú.


Anh ấy luôn nói chuyện vụng về.

  • 他: chủ ngữ
  • 总是: trạng ngữ
  • 说: động từ
  • 含含糊糊: bổ ngữ

Các loại thành phần câu trong tiếng Trung và cách sử dụng

Chủ ngữ

Chủ ngữ là chủ thể trong câu, đối tượng mà vị ngữ trần thuật, thường do danh từ, đại từ, cụm động tân hoặc một phân câu đảm nhiệm, đứng đầu câu.

Ví dụ:

– 不舒服有好几天了。


Tā bù shūfu yǒu hǎo jǐ tiānle.


Cô ấy không thoải mái mấy ngày rồi.

Vị ngữ

Vị ngữ là trần thuật, miêu tả động tác hoặc đặc điểm tính chất của chủ ngữ, thường do động từ hoặc tính từ đảm nhiệm, đứng sau chủ ngữ.

Ví dụ:

– 她的成绩很好


Tā de chéngjī hěn hǎo.


Thành tích của cô ấy rất tốt.

Động ngữ

Động ngữ là biểu thị hành vi, động tác, sự chi phối liên quan tới tân ngữ, thường do động từ tạo thành.

Ví dụ:

– 经过努力学习他终于考上了大学。


Jīngguò nǔlì xuéxí tā zhōngyú kǎo shàngle dàxué.


Trải qua cố gắng học hành cuối cùng anh ấy đã thi đỗ đại học.

Tân ngữ

Tân ngữ là thành phần đi theo sau động từ.

Ví dụ:


– 这件客厅有二十平方米


Zhè jiàn kètīng yǒu èrshí píngfāng mǐ.


Phòng khách này rộng 20m2.

Định ngữ

Định ngữ là thành phần đứng trước và tu sức cho trung tâm ngữ, có thể dùng với cấu trúc: Định ngữ + 的 + Trung tâm ngữ.

Ví dụ:

– 我的朋友很喜欢学汉语。


Wǒ de péngyǒu hěn xǐhuān xué hànyǔ.


Bạn tôi rất thích học tiếng Trung.

Trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần tu sức cho động từ, tính từ, có thể dùng với cấu trúc: Trạng ngữ + 地 + Trung tâm ngữ

Ví dụ:

– 听完这件事,她不高兴地走了。


Tīngwán zhè jiàn shì, tā bù gāoxìng de zǒule.


Nghe xong chuyện này, cô ấy không vui bỏ đi rồi.

Bổ ngữ

Bổ ngữ là thành phần đứng sau bổ sung ý nghĩa cho trung tâm ngữ. Có thể dùng với cấu trúc: Trung tâm ngữ + 得 + bổ ngữ.

Ví dụ:


– 这样写你看得清楚吗?


Zhèyàng xiě nǐ kàn de qīngchǔ ma?


Viết như vậy cậu nhìn rõ không?

Trung tâm ngữ

Trung tâm ngữ là thành phần trung tâm trong đoản ngữ chính phụ, đoản ngữ trung bổ.

Ví dụ:

– 他的话已经说到我的心里了。


Tā de huà yǐjīng shuō dào wǒ de xīnlǐle.


Lời của anh ấy đã chạm đến trái tim tôi.

Các loại câu thường gặp trong tiếng Trung

Câu trần thuật

Câu trần thuật là loại câu kể lại hoặc thuyết minh sự thật, có ngữ điệu trần thuật, cuối câu có dấu chấm.

Ví dụ:

– 他会同意我这样做的。


Tā huì tóngyì wǒ zhèyàng zuò de.


Anh ấy sẽ đồng ý tôi làm như thế này.

Câu nghi vấn

Câu nghi vấn là câu nêu vấn đề, đặt ra câu hỏi với người khác, thường nâng cao giọng ở cuối câu và kết thúc bằng dấu “?”

Ví dụ:

– 你明天能来看我比赛吗?


Nǐ míngtiān néng lái kàn wǒ bǐsài ma?


Ngày mai cậu có thể đến xem tớ thi đấu không?

Câu cầu khiến

Câu cầu khiến là câu biểu thị muốn người nghe làm hoặc không làm gì đó.

Ví dụ:

– 姑娘,买一点水果啊!


Gūniáng, mǎi yīdiǎn shuǐguǒ a!


Cô gái, mua ít hoa quả đi!

Câu cảm thán

Câu cảm thán là câu biểu thị trạng thái cảm xúc vui thích, bi thương, phẫn nộ.

Ví dụ:

– 天啊!怎么这么难啊!


Tiān ā! Zěnme zhème nán a!


Trời ơi, sao khó như thế chứ!

Hy vọng rằng với những kiến thức mà THANHMAIHSK giới thiệu ở trên đã giúp các bạn đọc có cái nhìn rõ hơn và có thể vận dụng câu và thành phần câu trong tiếng Trung vào giao tiếp hàng ngày để tránh bị sai ngữ pháp nhé.