Cấu thành nên một từ tiếng Trung gồm thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu là những thành phần cơ bản nhất. Bài viết dưới đây, THANHMAIHSK xin giới thiệu với bạn cách đọc, sử dụng Thanh điệu trong tiếng Trung.
Thanh điệu trong tiếng Trung là gì?
Thanh điệu là độ trầm, bổng của giọng nói trong 1 âm tiết có tác dụng cấu tạo, cũng như khu biệt vỏ âm thanh của từ và hình vị, Thanh điệu giúp ta phân biệt sự khác nhau của âm tiết này với một âm tiết khác, đồng thời là thành phần không thể thiếu trong 1 âm tiết.
Cách đọc các thanh điệu trong tiếng Trung
Dưới đây là bảng những thanh điệu cơ bản trong tiếng Trung:
Cách đọc dấu 4 thanh điệu:
Thanh điệu | Cách đọc |
Thanh 1 (55): – | Đọc đều, ngang và bằng, âm độ cao 55. |
Thanh 2 (35): ՛ | Đọc tương đương với dấu sắc trong tiếng Việt ( âm độ từ trung bình lên cao theo chiều 35) |
Thanh 3 (214):ˇ | Đọc tương đương dấu hỏi trong tiếng Việt nhưng cần kéo dài hơi, âm sắc theo chiều từ 2 xuống 1 sau đó lên độ cao 4 |
Thanh 4 (51): ` | Thanh này sẽ tương đương giữa dấu huyền và dấu nặng trong tiếng Việt, âm sắc đọc từ cao nhất 5 xuống thấp nhất là 1. |
Chú ý: Trong tiếng Trung xuất hiện thanh nhẹ (hay còn gọi là thanh không), thanh này không được biểu hiện bằng dấu, đọc gần giống thanh nặng trong Tiếng Việt, nhưng độ nặng sẽ nhẹ hơn.
Ví dụ:爸爸/bàba/
Cách sử dụng thanh điệu trong tiếng Trung
Cách đánh dấu thanh điệu
Phiên âm tiếng Trung có thể được công thức hóa như sau:
Phiên âm = Thanh mẫu (nếu có) + Vận mẫu + Thanh điệu (nếu có)
Ví dụ: hǎo = h + ao + kí hiệu trên “ao” là thanh 3
Từ ví dụ trên chúng ta có thể thấy rằng thanh điệu sẽ được đặt trên vận mẫu (hay còn gọi là nguyên âm).
Bài viết hy vọng giúp bạn biết cách sử dụng thanh điệu trong tiếng Trung. Chúc các bạn học tốt!