Thiết kế hệ thống điện nhà xưởng là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Dưới đây là các bước thiết kế hệ thống điện đạt chuẩn.

hình ảnh

1. Tầm quan trọng của thiết kế hệ thống điện nhà xưởng

Thiết kế hệ thống điện cho nhà xưởng là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành của một nhà máy hay cơ sở sản xuất. Dưới đây là một số lý do chính:

Đảm bảo an toàn: Hệ thống điện phải được thiết kế để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị. Một hệ thống điện không được thiết kế cẩn thận có thể dẫn đến nguy cơ chập điện, cháy nổ, hoặc các tai nạn điện khác.

Tính ổn định và hiệu quả: Thiết kế đúng cách giúp hệ thống điện hoạt động ổn định, tránh sự cố như mất điện hoặc sụt áp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nhà xưởng, nơi có nhiều thiết bị điện cần hoạt động liên tục và ổn định.

Tiết kiệm chi phí: Một hệ thống điện được thiết kế hiệu quả sẽ giảm thiểu lãng phí điện năng, từ đó tiết kiệm chi phí vận hành. Ngoài ra, việc lựa chọn thiết bị điện phù hợp và bố trí chúng một cách hợp lý cũng giúp giảm thiểu chi phí lắp đặt và bảo trì.

Tối ưu hóa sản xuất: Thiết kế điện tốt sẽ hỗ trợ quy trình sản xuất diễn ra liên tục và không bị gián đoạn. Điều này giúp tối ưu hóa năng suất và hiệu quả sản xuất của nhà xưởng.

Tuân thủ quy chuẩn và pháp lý: Thiết kế hệ thống điện cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn của địa phương và quốc tế. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý.

Dễ dàng bảo trì và nâng cấp: Hệ thống điện được thiết kế bài bản sẽ dễ dàng cho việc bảo trì, sửa chữa và nâng cấp sau này. Điều này giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và chi phí bảo trì.

hình ảnh

hình ảnh

Xem thêm: TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ LÀ GÌ? TIÊU CHÍ CHỌN NHÀ THẦU ĐIỆN NHẸ CHUYÊN NGHIỆP

2. Hệ thống điện nhà xưởng gồm những gì?

2.1. Hệ thống trung áp cấp nguồn máy biến áp tổng

Các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất tại Việt Nam sử dụng dòng điện trung thế được cung cấp bởi EVN với mức điện áp từ 22 – 35kV hòa từ lưới điện quốc gia. Tuy nhiên nguồn điện này quá lớn để có thể sử dụng. Vì thế tất cả doanh nghiệp đều bắt buộc phải hạ thế dòng điện về mức phù hợp (220VAC/1 pha hoặc 380VAC/3 pha) trước khi có thể sử dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Hệ thống trung áp cấp nguồn biến áp tổng thực chất là bộ phận biến áp. Có tác dụng ổn định dòng điện, thực hiện điều chỉnh tăng hoặc giảm điện áp về ngưỡng phù hợp với các máy móc thiết bị sản xuất trong nhà xưởng.

Đây được xem là bộ phận quan trọng hàng đầu mà các doanh nghiệp đều quan tâm. Bởi lẽ, hệ thống máy biến áp tổng chịu trách nhiệm chuyển đổi dòng điện, tạo ra nguồn năng lượng cần thiết. Nếu không có hệ thống này, các thiết bị máy móc trong nhà xưởng không thể vận hành.

2.2. Hệ thống tủ điện phân phối

Trong hệ thống tủ điện nhà xưởng, hệ thống tủ điện phân phối có tác dụng quản lý lưu thông nguồn điện trong nhà xưởng. Bằng tác vụ đóng/ngắt, chúng có thể cho phép hoặc không cho phép dòng điện đi đến các hệ thống điện phụ tải. Từ đó bảo vệ an toàn cho các thiết bị, máy móc và hệ thống sử dụng điện tại nhà xưởng.

Dựa vào vị trí lắp đặt và công dụng, tủ điện phân phối được phân thành 02 loại:

  • Tủ điện phân phối tổng MSB (Main Distribution Switchboard): Tủ điện phân phối tổng được lắp đặt ngay sau hệ thống biến áp tổng. Bộ phận này được thiết kế nhiều ngăn như: ngăn ACB/MCCB tổng, các ngăn MCCB/MCB, ngăn ATS chứa bộ chuyển nguồn, ngăn GPRS chứa hệ quản lý từ xa,… Tủ điện phân phối tổng MSB được sử dụng như một hệ thống với chức năng quản lý dòng điện và dẫn truyền chúng đến các tủ điện phân phối. Chúng thường xuất hiện tại các phòng kỹ thuật điện trung tâm – nơi điều hành tổng các hoạt động sử dụng điện của nhà máy, xưởng sản xuất.
  • Tủ điện phân phối DB (Distribution Board): Tủ điện phân phối được lắp đặt sau tủ điện phân phối tổng, gần các phụ tải. Chúng có tác dụng cung cấp điện cho các hệ thống máy móc, trang thiết bị sử dụng điện trong nhà xưởng.

So với tủ điện phân phối tổng, tủ DB có cấu tạo đơn giản hơn rất nhiều. Bên trong chúng chỉ bao gồm các ngăn MCB/RCCB, cầu chì, đèn báo pha. Ngoài ra tại một số nhà xưởng, tủ điện phân phối còn được lắp đặt thêm tụ bù, Ampe kế hay Volt kế,…

Tủ điện phân phối được lắp đặt tại nhiều không gian của nhà xưởng như: các phòng ban, các phòng vận hành, phòng sản xuất,…để cung cấp điện.

2.3. Hệ thống tủ điện thiết bị công nghiệp

Đây là hệ thống tủ điện điều khiển dùng để điều chỉnh điện, công tắc bật tắt, hệ thống tải dành cho các thiết bị điện sử dụng trong sản xuất.

Tủ điện thiết bị công nghiệp làm nhiệm vụ cung cấp nguồn điện trực tiếp cho các thiết bị máy móc hoạt động tại nhà xưởng, quản lý hoạt động của máy móc bằng các tác vụ bật/tắt nguồn điện tải. Do đó, tủ điện thiết bị được xem như là đầu cuối của hệ thống phân phối điện trong nhà máy công nghiệp.

Trong các tủ điện thiết bị thường được lắp đặt các công tắc thiết bị, các Ampe kế, Volt kế, cầu chì,…và một số phụ kiện bảo vệ an toàn sự cố mạch khác.

2.4. Hệ thống thiết bị công nghiệp trong nhà máy

Hệ thống thiết bị chiếm đa số trong thành phần của hệ thống nhà máy công nghiệp. Chúng bao gồm cả các bộ phận sử dụng điện (hệ thống quan sát, quạt gió, hệ thống điều hòa không khí,…) và trang thiết bị máy móc tham gia sản xuất trực tiếp (dây chuyền sản xuất, đóng gói sản phẩm,…).

Hệ thống này là thành phần cốt lõi, ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình sản xuất. Vì thế doanh nghiệp cần lưu ý đến việc bố trí lắp đặt và phân bổ hoạt động để đạt hiệu quả cao nhất khi vận hành.

hình ảnh

3. Tiêu chuẩn thiết kế điện nhà xưởng đạt chuẩn

TCVN 7447-5-51:2010: tiêu chuẩn về hệ thống lắp đặt mạng điện hạ áp, tương đương với IEC 60364-5-51:2005

TCVN 394:2007: tiêu chuẩn về thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện

Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN: quy phạm trang bị điện 2006

QCVN 01:2008/BCT: quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện cấp quốc gia.

Xem thêm: TIÊU CHUẨN THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ

4. Các bước thiết kế bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng

 Dưới đây là quy trình các bước hoàn thiện một bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhà xưởng cơ bản:

  • Bước 1: Khảo sát thực tế: Thu thập yêu cầu, thông tin dự án từ phía khách hàng (khu vực lắp điện, quy mô nhà máy, số lượng máy móc…).
  • Bước 2: Thiết kế mạng cao áp: Xác định vị trí đặt cột điện cao áp, cách đi dây điện vào nhà xưởng, số chuỗi sứ, loại trụ điện nên dùng. Bản vẽ chi tiết khoảng cách tối thiểu giữa các đường dây để tránh các nguy hiểm về điện.
  • Bước 3: Thiết kế mạng hạ áp: Tương tự như mạng điện cao áp, bản vẽ mạng điện hạ áp cũng phải xác định đúng vị trí đặt trụ điện ở đâu, cách đấu nối và dẫn dây điện. Khoảng cách giữa mạng cao áp và mạng hạ áp là bao nhiêu.
  • Bước 4: Thiết kế hệ thống chiếu sáng: Bản thiết kế cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về mức độ chiếu sáng như độ chói, hướng sáng, nhiệt độ màu, độ hoàn màu của ánh sáng,… Vị trí giữa các bóng đèn, số lượng bóng đèn trong 1 khu vực.
  • Bước 5: Thiết kế bù công suất: Tùy thuộc vào công suất tải điện của mỗi nhà xưởng mà thiết kế một tụ bù khác nhau. Tụ bù giúp gia tăng khả năng phát của máy phát điện, giảm thiểu một số tổn thất,… nên cần một bản vẽ chi tiết để lắp đặt chính xác và an toàn.

Sau khi các bản vẽ điện nhà xưởng hoàn thiện, chủ doanh nghiệp tiến hành kiểm tra, đánh giá sự phù hợp và an toàn. Khi bản vẽ đạt yêu cầu, kỹ sư điện tiến hành lắp đặt theo đúng bản vẽ.

hình ảnh

5. Thiết kế bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng – Tinh Kỳ

Bản vẽ chính là chỉ dẫn cho các công việc tiếp theo hoàn thành đúng tiến độ. Do đó, doanh nghiệp nên thực hiện sớm, càng chính xác càng mang lại hiệu quả cao. 

Tinh Kỳ đã có 17 năm hoạt động trong lĩnh vực điện công nghiệp. Bằng đội ngũ công nhân viên tay nghề cao, được đào tạo bài bản, Tinh Kỳ cam kết đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Bên cạnh đó tính thẩm mỹ và tiến độ thi công cũng được đảm bảo. Tinh Kỳ đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều doanh nghiệp lớn.

Nhờ sự nỗ lực không ngừng, hiện nay Tinh Kỳ đã trở thành tổng thầu M&E uy tín, đáng tin cậy cho các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn và tổng công ty lớn trong nước khi có nhu cầu về lắp đặt hệ thống MEP, hệ thống điện, hệ thống điều hòa trung tâm…

hình ảnh

Xem thêm: TỔNG THẦU XÂY LẮP HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG

Liên hệ với Nhà Thầu Cơ Điện (M&E) Tinh Kỳ ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

6. TINH KỲ

Văn phòng công ty Tinh Kỳ: Số 36, Đường 52-BTT, Khu Phố 3,Phường Bình Trưng Tây, Tp Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84 28) 3742.5321

Hotline: 097 457 1247 (Zalo)

Email: info@tinhky.com