Brand Story là một trong những chiến lược Marketing mang lại hiệu quả cao giúp doanh nghiệp củng cố bản sắc thương hiệu của mình, lan truyền câu chuyện thương hiệu đến với khách hàng để họ biết ai là người đứng sau thương hiệu?
Thương hiệu bạn đại diện cho hình ảnh nào? Điều cuối cùng để khách hàng tin tưởng chính là sự minh bạch và sự trung thực của câu chuyện, những yếu tố cốt lõi để bắt đầu một mối quan hệ bền chặt với họ.
Vậy làm sao để truyền đạt thông điệp này đến với khách hàng? Câu trả lời chính là hãy kể một câu chuyện thương hiệu.
Sau đây hãy cùng IMTA tìm hiểu Brand Story là gì? Và làm thế nào kể một câu chuyện thương hiệu cho riêng mình bạn nhé.
Brand Story (Câu chuyện thương hiệu) là gì?
Brand Story (Câu chuyện thương hiệu) chính là câu chuyện được phác thảo lại toàn bộ quá trình thành lập của một thương hiệu từ lịch sử hình thành, giá trị cốt lõi, mục tiêu của doanh nghiệp và được khách hàng cảm nhận chúng bằng cảm xúc về giá trị mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn cung cấp giúp cải thiện được cuộc sống của họ.
Để xây dựng những cảm xúc và tình cảm này doanh nghiệp cần một quá trình khá dài để nuôi dưỡng chúng từ các yếu tố thương hiệu như: màu sắc thương hiệu, hình thức quảng cáo, phong cách thiết kế trên nền tảng mạng xã hội, phong cách thiết kế của cửa hàng, người nổi tiếng (KOL/KOC) mà doanh nghiệp thuê để quảng cáo và tương tác với khách hàng,… Tất cả chúng đều liên kết với nhau xây dựng nên một câu chuyện thương hiệu.
Tại sao câu chuyện thương hiệu lại quan trọng trong chiến dịch PR?
Thị trường kinh doanh ngày càng trở nên cạnh tranh, khách hàng có vô số sự lựa chọn xung quanh họ. Bạn muốn trở nên nổi bật trong thị trường này, thì câu chuyện thương hiệu chính là thứ duy nhất giúp kéo khách hàng và duy trì lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu bạn. Cụ thể là những lợi ích:
Tạo sự khác biệt với đối thủ
Các dòng sản phẩm đang dần trở nên đồng hóa và khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Đây là lúc chúng ta cần kết nối với họ về mặt cảm xúc. Bạn phải có ý tưởng khác biệt cho câu chuyện thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó mới có thể tạo dựng được mối quan hệ bền chặt và xây dựng lòng trung thành với khách hàng.
Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng
Câu chuyện thương hiệu không chỉ đơn giản được xem như hình thức quảng cáo mà chúng còn là “chiếc cầu nối cảm xúc” giữa khách hàng và thương hiệu. Khi doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thương hiệu của mình một cách chân thành, khách hàng sẽ có niềm tin hơn vào doanh nghiệp bởi, họ có sự đồng cảm với nhân vật chính trong câu chuyện, họ nhận thấy rằng bản thân mình cũng có một phần ra tương tự như câu chuyện mà nhân vật chính đã trải qua.
Tạo động lực mua hàng
Khi đã có sự gắn kết về mặt cảm xúc khách hàng sẽ có xu hướng tin tưởng và đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng. Như bạn đã thấy, một câu chuyện thương hiệu có ý nghĩa sâu sắc sẽ biến khách hàng tiềm năng trở thành những người mua thực sự.
Vậy làm thế nào để câu chuyện thương hiệu trở nên khác biệt với đối thủ. Mời bạn tham khảo chiến thuật sau!
Các bước để kể một câu chuyện thương hiệu độc đáo
Sau đây mời bạn tham khảo những cách sau để kể một câu chuyện thương hiệu độc đáo cho mình:
Bước 01: Đi tìm câu trả lời cho lý do “Tại sao công ty bạn tồn tại?”
Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này bạn phải xác định được:
- Mục đích mà thương hiệu bạn thành lập là gì?
- Bạn sở hữu đặc điểm nổi bật gì so với các đối thủ cạnh tranh khác?
Hãy chứng minh doanh nghiệp bạn không chỉ kinh doanh sản phẩm mà còn giải quyết vấn đề khách hàng đang gặp phải, chứng minh các giá trị mà bạn mang đến cho xã hội. Điều khiến bạn khác biệt với đối thủ có thể là tính năng nổi bật sản phẩm, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp hay cách mà doanh nghiệp bạn truyền thông,…
Bước 02: Chia sẻ tổng quan về quá trình hình thành của công ty
Để chia sẻ về tổng quan lịch sử hình thành công ty, cụ thể ở đây bạn cần chia sẻ một cách chi tiết về những khó khăn mà công ty bạn đã phải trải qua và cách mà công ty đã vượt qua những trở ngại, khó khăn đó như thế nào.
Ví dụ: Bạn có thể kể về cách sản phẩm của doanh nghiệp bạn được tạo ra như thế nào? Sử dụng công nghệ cải tiến gì? Bạn đã thử nghiệm những phương pháp mới nào sau những lần thất bại? Trước khi chúng có được thành công và cung cấp ra thị trường với những đối thủ cạnh tranh khác.
Bươc 03: Xác định “Ai” là nhân vật chính trong câu chuyện thương hiệu
- Ai là người hùng làm nên sự thành công cho thương hiệu của bạn?
- Xác định người hùng – nhân vật chính trong câu chuyện thương hiệu của bạn là ai?
Người hùng trong chính câu chuyện này có thể là nhà sáng lập, thành viên trong công ty hoặc khách hàng – những người đã đồng hành cùng bạn trong hành trình xây dựng thương hiệu. Nhân vật chính là nguồn cảm hứng của “chiếc cầu nối cảm xúc” giữa thương hiệu và khách hàng. Nếu câu chuyện được bộc bạch một cách chân thực sẽ tạo được niềm tin và sự đồng cảm mạnh mẽ bởi họ nhận ra bản thân mình cũng là một phần trong câu chuyện ấy.
Mọi thông tin mà bạn chia sẻ về quá trình hình thành và phát triển thương hiệu đều quan trọng vì nó là bằng chứng cho thấy doanh nghiệp bạn đối phó như thế nào trước những khó khăn và thử thách để có được ngày hôm nay.
Bươc 04: Chia sẻ về sứ mệnh của công ty
Sứ mệnh được xem là bản tuyên bố của công ty cam kết đem đến giá trị bền vững cho xã hội. Hãy chia sẻ và chứng minh rõ sứ mệnh của bạn để khách hàng hiểu được tầm nhìn dài hạn của thương hiệu khiến họ ấp ủ sự mong đợi chúng phát triển thành công trong tương lai.
- Mục tiêu của doanh nghiệp cần đạt được trong tương lai là gì?
- Bạn có thể đảm bảo và hứa hẹn điều gì?
Bước 05: Chia sẻ về những lần vấp ngã
Hãy thành thật và thoải mái chia sẻ về những lần thất bại của công ty bởi khách hàng sẽ cho rằng đây là bằng chứng cho thấy bạn đã cố gắng hết sức mình trong quá trình xây dựng thương hiệu một cách kiên trì và nghiêm túc.
Đừng lo ngại khách hàng sẽ suy nghĩ gì về bạn khi thất bại, bởi mỗi khi trải qua thất bại, thương hiệu của bạn đang dần trở nên tốt hơn. Nhiệm vụ của bạn là hãy tập trung và tiếp tục cố gắng lặp đi lặp lại quá trình này cho tới khi nó được đưa ra ánh sáng.
Khả năng phấn đấu cho mỗi lần thất bại là một minh chứng có tính giá trị nhân văn. Điều này giúp thương hiệu trở nên thiện cảm hơn trong mắt khách hàng, từ đó thương hiệu của bạn sẽ kết nối được với họ về mặt cảm xúc ở mức độ thấu cảm hơn.
Xem thêm: https://imta.edu.vn/brand-story-la-gi/
Công ty TNHH IMTA
Địa chỉ: Tòa Nhà Charmington La Pointe, số 181 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 02822699899
Email: info@imta.edu.vn
Website: imta.edu.vn