hình ảnh
Việc tỉa lông cánh hoặc loại bỏ hoàn toàn khả năng bay của chim, khiến chúng không thể tránh bị dẫm lên, trốn thoát khỏi những kẻ săn mồi, hoặc động vật khác sống chung nhà.


Chim cần bay để cơ ngực trở nên khỏe hơn. Khi bị tỉa cánh, khả năng bay của chim sẽ bị giới hạn, khiến cơ bắp không phát triển đủ để có thể nâng mình và bay với tốc độ phù hợp. Chim non bị tỉa lông không thể giỏi bay lượn khi lớn lên, ngay cả khi lông bay của chúng vẫn nguyên vẹn. Tệ hơn, ở một số loài, khi bị tỉa lông trước khi học bay, chim có thể không bao giờ phát triển khả năng thăng bằng, phản ứng nhanh nhẹn, hoặc kỹ năng cất cánh, hạ cánh và bay, hoặc có thể bị ảnh hưởng đến tâm ly hết đời.


Nếu không tỉa lông đúng cách, chim có thể gặp vấn đề với việc mọc lại lông bay bình thường. Cả hai cánh phải có cùng số lượng lông được cắt ra, và có cùng độ dài để chim giữ thăng bằng đúng cách, giúp duy trì khả năng điều khiển khi bay, và ngăn ngừa va chạm và thương tích cho xương, mỏ và cánh. Nếu cắt quá nhiều lông, chim sẽ bị rơi khi bay và gẫy xương.


Việc tỉa lông rất nguy hiểm đối với những người chưa được đào tạo bài bản vì khó có thể phân biệt được lông đó là lông máu (lông mới mọc) vẫn đã phát triển hoàn thiện. Khi cắt vào lông mới mọc nhạy cảm, chim có thể bị chảy nhiều máu, khiến chim hoảng loạn, đập cánh và mất nhiều máu hơn. Lông máu bị gãy gây đau đớn, và nếu máu không ngừng chảy trong vòng 15 phút, bạn cần phải đưa chim tới phòng thú y có chuyên môn.


Chán nản vì không có khả năng bay, chim bị tỉa lông thường phát triển các vấn đề về tâm lý và hành vi, chẳng hạn như tự vặt lông. Bởi vì việc tỉa lông có thể gây khó chịu, chim sẽ liên tục vặt lông, điều này chỉ gây thêm căng thẳng.


Hãy để chim là chính mình. Chim sinh ra với đôi cánh để bay lượn trên trời. Chim không thuộc về lồng cũi trong nhà. Ngôi nhà duy nhất chim thuộc về là tự nhiên, nơi chim chim tự do làm tổ, bay lượn kiếm ăn và khám phá thế giới.