Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên tình trạng này không quá nguy hiểm nếu được xử lý đúng cách.





Nghẹt mũi là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ không nên quá lo lắng mà phải chú ý theo dõi và cần áp dụng một số biện pháp xử lý đúng cách dưới đây.



Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?



Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường gây cảm giác khó chịu cho bé, thở khò khè hay quấy khóc còn kèm theo triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, trẻ khó bú, ngắt quảng, không dài hơi, bị sặc



Trường hợp nặng hơn sẽ chuyến sang giai đoạn cứng mũi có thể làm bé bị khó thở, thở bằng miệng gây ảnh hưởng đường hô hấp làm trẻ bị viêm họng, nôn ói, ho khan, tím môi,...Các chất nhầy trong mũi họng sẽ chạy xuống cổ gây rát cổ họng dẫn đến ho đờm.



Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không quá nguy hiểm nếu được xử lý đúng cách.



Có nhiều nguyên nhân làm trẻ sơ sinh nghẹt mũi





Không chỉ do thời tiết mà có nhiều nguyên nhân khác nhau làm trẻ bị nghẹt mũi. Dưới đây là những nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi mà mẹ nên biết.



-Nghẹt mũi sơ sinh:



Một số trẻ khi sinh ra đã có biểu hiện thở khò khè. Trong trường hợp trẻ chỉ bị nghẹt mũi mà không kèm theo các dấu hiệu khác là do chất nhày bào thai chưa được hút sạch khỏi đường hô hấp của con.



-Cảm lạnh, cảm cúm:



Cảm lạnh, cúm do thời tiết lạnh hoặc nóng bức, khi đổ mồ hôi mà mẹ cho bé ngủ phòng lạnh cũng có thể làm trẻ bị cảm. Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nghẹt mũi, khó thở ở trẻ.



Trẻ bị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc cúm thường kèm theo dấu hiệu bị sốt, ho, đau họng, hắt hơi, chảy nước mắt.



-Dị ứng:



Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh rất kém dễ gây nên tình trạng dị ứng ở trẻ khi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, thời tiết, độ ẩm, khói, bụi,...Trẻ bị nghẹt mũi do dị ứng còn kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, đỏ mắt, ngứa mũi,…



-Có vật lạ trong mũi:



Rất hiếm trẻ bị nghẹt mũi do mũi chứa phải vật lạ, tuy nhiên đây là trường hợp rất nguy hiểm. Bởi khi chơi, bé vô tình để rơi vật thể vào trong mũi làm trẻ khó thở, chảy nước mũi, thậm chí là chảy múi, gây rát niêm mạc, tùy mức độ mà tổn thương mũi nặng hoặc nhẹ.



Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi mẹ cần làm gì?





Khi bé bị nghẹt mũi, mẹ không nên vội vàng dùng thuốc mà cần áp dụng một số biện pháp dưới đậy để trị nghẹ mũi cho bé:



-Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé:



Để làm loãng dịch mũi cho con, mẹ dùng nước muối sinh lý nhỏ vào hai bên lỗ mũi bé. Mẹ nên lưu ý chỉ nhỏ một giọt là đủ.



-Massage cánh mũi:



Các bài tập massage cánh mũi cũng là cách chữa trị trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi được nhiều bà mẹ áp dụng.



Mẹ dùng 2 ngón tay trỏ của mình nhẹ nhàng xoa đều lên hai bên cánh mũi của con để chất nhày trong mũi bé được tan ra giúp bé dễ thở hơn.



-Hút mũi:



Nếu bé bị nghẹt mũi nặng, chất nhày trong mũi của con dày đặc, mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi mua tại các nhà thuốc để hút ra cho con. Dụng cụ hút mũi cần về sinh sạch, tiệt trùng sạch sẽ trước và sau khi sử dung.



Ngoài các dụng cụ, mẹ cũng có thể thay thế bằng các tư thế khi con ngòi, ngủ, đứng để mũi tré được thông thoáng hơn.



-Dùng nước ấm hoặc pha thêm tinh dầu bạc hà, dầu tràm để tắm cho trẻ:



Khi trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè, mẹ phải chủ động giữ ấm cho con, cần kiêng nước lạnh, nên tắm bằng nước ấm.



Ngoài ra, tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu tràm còn có tác dụng giúp bé thông mũi hơn, do đó mẹ có thể sử dụng tinh bạc hà hoặc dầu tràm cho thêm vào nước để tắm cho trẻ.



-Cho bé bú nhiều cữ hơn:



Trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn, nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ, khi trẻ bị nghẹt mũi sẽ khó bú hơn, do đó mẹ nên chia nhỏ các cữ và tăng số cữ trong ngày lên cho con.



Một số biện pháp phòng tránh trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi





Để phòng tránh trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, trong chế độ ăn uống, sinh hoạt của bé mẹ cần lưu ý đến những điều sau:



-Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ bằng chế độ ăn uống khoa học, đúng giờ và ngủ đúng giấc: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6, do đó mẹ nên cho trẻ bú đầy đủ trong 6 tháng đầu và chế độ ăn dặm hợp lý cho bé trong 6 tháng sau. Cho bé ngủ tối thiểu 18h/ ngày.



-Môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ: Để bé ở trong không gian sạch sẽ, thoáng mát phòng tránh nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các nguồn bẩn chứa vi rus, vi khuẩn gây bệnh.



- Giữ vệ sinh cho bé: Vệ sinh mắt, mũi cho trẻ sau khi tiếp xúc với ngược lạ để phòng tránh nhiễm vi khuẩn lây bệnh.



Tóm lại, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể xử trí tại nhà bằng một số cách trên đây. Tuy nhiên trong trường hợp nặng cần đứa bé đến bác sĩ để khám và theo dõi điều trị. Bên cạnh đó, bệnh nghẹt mũi của bé có thể phòng tránh tốt nếu mẹ áp dụng tốt một số biện pháp chăm sóc trẻ.



Cách dỗ trẻ sơ sinh nín khóc, ngủ ngon trong giây lát bằng tiếng nước chảy, vuốt dọc sống mũi


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/11/DoUCKWWRU6-480x303.jpg