Tiền sản giật: Biến chứng thai kỳ nguy hiểm nhưng có thể điều trị
Tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thai kỳ, tuy nhiên phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế nguy hiểm cho mẹ bầu và bé.
Theo thống kê có 6 – 8% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật, đây là biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tính mạng của mẹ và bé. Vì thế, hiểu đúng về bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời là việc làm cần thiết đối với tất cả chị em trước, trong và sau thai kỳ.
Hiểu đúng về tiền sản giật ở phụ nữ mang thai
Tiền sản giật là một trong các biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm, do huyết áp tăng cao, gây tổn thương các hệ cơ quan trong cơ thể, chủ yếu là thận. Trong một số trường hợp, phụ nữ mang thai có huyết áp bình thường cũng có thể bị tiền sản giật.
Thông thường, tiền sản giật xảy ra ở tuần thứ 20 của thai kỳ, bệnh sẽ để lại biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của mẹ bầu và thai nhi nếu không được chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây tiền sản giật
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây tiền sản giật có thể xuất phát từ nhau thai. Bởi trong giai đoạn mang thai, các mạch máu được phát triển để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, lượng máu đến nhau thai. Ở phụ nữ bị tiền sản giật, các mạch máu thường hẹp hơn và làm cho lượng máu không được cung cấp đủ vào tử cung, gây nên tổn thương các hệ mạch, gây co thắt, đồng thời AND của người mẹ khiến cho hệ miễn dịch có vấn đề.
Đối tượng có nguy cơ bị tiền sản giật
Tỷ lệ phụ nữ mang thai bị tiền sản giật chiếm 6 – 8% và thường chỉ xảy ra ở các mẹ lần đầu mang thai. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể gia tăng ở bất kỳ thai phụ nào nếu thai phụ thuộc một trong các đối tượng sau đây:
- Có tiền sử bị tiền sản giật hoặc người thân trong gia đình bị tiền sản giật.
- Mang thai lần đầu
- Mang đa thai
- Phụ nữ mang thai trên 40 tuổi
- Thời gian giữa 2 lần mang thai ngắn hơn 2 năm hoặc dài hơn 10 năm.
- Phụ nữ mang thai mắc chứng béo phì
- Người có tiền sử bị cao huyết áp, tiểu đường tuýp 1, 2, đau nửa đầu, bệnh thận.
Dấu hiệu nhận biết tiền sản giật
Bệnh tiền sản giật có thể nhận biết bằng các dấu hiệu như tăng huyết áp, tăng protein và phù. Đây cũng là 3 biểu hiện chung của bệnh này.
- Tăng huyết áp: đo huyết áp cách nhau ít nhất 6 giờ và không quá 1 tuần có mức là 140/90 mmGg hoặc cao hơn.
- Lượng protein dư thừa trong nước tiểu.
- Kèm theo biểu hiện giảm thị lực hoặc mắt bị nhạy cảm với ánh sáng
-Dư thừa protein trong (protein) nước tiểu.
- Buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, nhức đầu.
- Đau bụng trên, chủ yếu là dưới sườn bên phải.
Điều trị tiền sản giật
Tiền sản giật có 2 mức độ nhẹ và nặng.
- Tiền sản giật nhẹ: ở thai phụ dưới 36 không quá nguy hiểm. Trường hợp này có thể kiểm soát tại nhà bằng cách nghỉ ngơi tại nhà và dõi huyết áp, các chức năng thận cần khám và thường xuyên theo dõi sức khỏe thai nhi, một số trường hợp có thể dùng thuốc.
- Tiền sản giật nặng: thai phụ sẽ được nhập viện và kiểm tra chỉ số huyết áp và siêu âm theo dõi hàng ngày. Cách điều trị tiền sản giật nặng là sinh con sớm. Trong một số trường hợp bé thai còn quá sớm (nhỏ hơn 36 tuần) thì đây không phải là phương pháp tốt nhất cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, có một số trường hợp tiền sản giật dù thai nhi nhỏ hơn 24 tuần tuổi nhưng vẫn phải mổ lấy thai để cứu mẹ.
Mặc dù tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất thai kỳ nhưng mẹ bầu có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh và cải thiện tình trạng bệnh bằng một số biện pháp như duy trì chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tiền sản giật: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị