Nếu hội đủ yếu tố tăng tỉ lệ thành công, vợ chồng làm thụ tinh ống nghiệm sẽ nhanh đón tin vui sau lần đầu thực hiện.
Không chỉ chi phí cao, thụ tinh ống nghiệm còn là một quá trình gian khổ, có cả cơn đau của người mẹ. Đúng nghĩa đen là một hành trình đầy nước mắt. Do đó nếu thành công ngay lần đầu tiên thực hiện là một điều may mắn. Vừa giúp tiết kiệm được tiền bạc, công sức, lại hạn chế nỗi đau người mẹ phải chịu. Muốn biết tỉ lệ thành công có cao hay không, các mẹ cần xem lại mình đủ 10 yếu tố cần thiết dưới đây hay không.
Thụ tinh ống nghiệm và những điều cần biết
1. Cách thức thực hiện thụ tinh ống nghiệm
IVF là viết tắt của thụ tinh trong ống nghiệm, là phương pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. IVF hoạt động bằng cách sử dụng các loại dược phẩm và thủ thuật phẫu thuật để giúp trứng và tinh trùng thụ tinh.
IVF là viết tắt của thụ tinh trong ống nghiệm, là phương pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn
IVF phải thực hiện nhiều bước, có thể mất đến vài tháng. Một số người sẽ có thể mang thai thành công ngay từ lần thực hiện đầu tiên. Nhưng một số người phải làm nhiều lần do cơ địa mỗi người khác nhau và phụ thuộc nhiều yếu tố khác.
2. Quy trình thụ tinh ống nghiệm
Bước đầu tiên trong quá trình thụ tinh ống nghiệm là tiêm thuốc kích trứng trong vài tháng. Điều này giúp buồng trứng sản xuất một số trứng trưởng thành và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh.
Người làm IVF sẽ được siêu âm hoặc xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi quá trình sản xuất trứng. Khi đủ lượng trứng mong muốn, bác sĩ sẽ tiến hành lấy trứng ra khỏi cơ thể bằng thủ thuật tiểu phẫu.
Sau khi trứng được kéo ra khỏi nang trứng, trong phòng thí nghiệm, trứng sẽ được trộn với tinh trùng để tiến hành thụ tinh. Với những tinh trùng yếu có thể được tiêm trực tiếp vào trứng.
Khi các tế bào trong trứng được thụ tinh phân chia và trở thành phôi, sẽ tiến hành đến bước tiếp theo là chuyển phôi. Phôi sẽ được đưa vào tử cung, sau đó cần nghỉ ngơi. Có thể sẽ phải tiêm hormone progesterone trong 8 - 10 tuần đầu tiên sau khi chuyển phôi để giúp phôi tồn tại trong tử cung dễ dàng hơn và giúp giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm.
3. Tác dụng phụ khi làm IVF
Khi thực hiện thủ thuật IVF, người mẹ có thể gặp một số tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm đi kèm. Một số biểu hiện của tác dụng phụ gần giống như dấu hiệu mang thai sớm, gồm:
- Đầy hơi, chuột rút, đau đầu.
- Căng tức ngực.
- Tâm trạng lâng lâng.
- Bấm tím chỗ tiêm.
- Phản ứng dị ứng với các loại dược phẩm.
- Bị xuất huyết, nhiễm trùng.
- Gặp vấn đề cảm xúc, có thể mắc chứng âu lo và trầm cảm trong suốt quá trình thực hiện.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thụ tinh ống nghiệm: 10 yếu tố quyết định thành công ngay lần đầu tiên
10 yếu tố ảnh hưởng đến thành công của thụ tinh ống nghiệm IVF
1. Có tiền sử mang thai
Theo kinh nghiệm thụ tinh ống nghiệm thành công, các cặp vợ chồng gặp trường hợp vô sinh thứ phát sẽ có tỉ lệ thụ tinh ống nghiệm đậu thai cao hơn. Vô sinh thứ phát xảy ra khi người vợ từng mang thai và sinh con thành công. Nhưng sau đó lại không thể sinh tiếp được nữa dù đang ở độ tuổi sinh sản và không dùng bất cứ biện pháp an toàn nào.
Từng mang thai thành công sẽ có tỉ lệ thụ tinh ống nghiệm IVF thành công cao hơn
Tuy nhiên, trái ngược với việc từng mang thai và sinh nở thành công, việc sẩy thai nhiều lần lại có thể khiến IVF gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên, mọi người đừng hoàn toàn mất hết hy vọng.
2. Độ tuổi thực hiện IVF
Tỉ lệ thành công của IVF sẽ giảm dần khi tuổi càng cao. Phụ nữ độ tuổi từ 24 – 34 tuổi có cơ hội thành công cao nhất, khoảng 32,2%. Bước qua tuổi 40, tỉ lệ thành công giảm xuống 13,6%. Do đó, nên nắm bắt thời điểm làm IVF thích hợp, đừng đợi quá trễ sẽ khiến việc có con càng khó khăn hơn.
3. Không gặp các bệnh liên quan đến sinh sản
Nếu phụ nữ có cơ thể khỏe mạnh, các chức năng sinh sản vẫn hoạt động tốt thì tỉ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm sẽ rất cao. Khả năng thụ tinh trong ống nghiệm thành công ít hơn khi gặp các vấn đề như u xơ, tử cung bất thường, rối loạn chức năng buồng trứng, vô sinh kép.
Do đó, phụ nữ cần chú ý đi khám sức khỏe tổng quát thường xuyên. Phát hiện càng sớm các bệnh lý, chữa trị sớm thì càng dễ thành công khi thụ tinh. Chờ đợi càng lâu thì khả năng thành công càng giảm xuống.
4. Chất lượng trứng và phôi
Trứng và phôi đạt chất lượng càng cao thì khả năng IVF thành công càng cao
Trứng và phôi đạt chất lượng càng cao thì khả năng IVF thành công càng cao. Nếu chất lượng trứng kém có thể ngăn cản quá trình tạo phôi thành công. Ngoài ra, độ tuổi, dự trữ buồng trứng, quy trình kích thích trứng cũng có ảnh hưởng đến chất lượng trứng và phôi.
5. Trứng hiến tặng
Trong trường hợp phụ nữ trên 35 - 40 tuổi, trứng hiến tặng từ phụ nữ trẻ là lựa chọn tốt để thành công chu kỳ IVF. Tỷ lệ thành công khi dùng trứng hiến tặng tăng tỷ lệ thành công lên 55% với những phụ nữ trên 40 tuổi làm IVF.
Nếu phát hiện trứng của bản thân không được tốt có thể cân nhắc đến trứng hiến tặng. Với chất lượng trứng tốt sẽ tăng cơ hội thành công khi thực hiện IVF.
6. Giao thức kích thích buồng trứng có kiểm soát COH
Việc kích thích buồng trứng đòi hỏi độ chính xác cao về thời gian và liều lượng. Việc canh chuẩn sẽ giúp lấy được trứng chất lượng, đáp ứng thời gian tốt nhất để thực hiện thụ tinh, tạo phôi.
7. Chuyển phôi
Theo một số ý kiến, quá trình chuyển phôi là quan trọng nhất của IVF. Chỉ khi có một ca chuyển phôi hoàn mỹ thì mới đảm bảo phôi phát triển tốt và có thể cấy ghép thành công vào tử cung. Nếu ngay quá trình chuyển phôi thất bại hoặc trục trặc thì tỉ lệ mang thai sẽ giảm đi.
8. Tử cung
Tử cung và phôi được ví như đất và hạt giống. Phôi tốt nhưng tử cung có vấn đề thì cũng khó phát triển và khó mang thai sau khi cấy vào tử cung. Các yếu tố ảnh hưởng từ phía tử cung gồm độ dày niêm mạc, yếu tố miễn dịch, đường viền khoang tử cung. Chỉ khi những yếu tố này được kiểm tra kỹ, tử cung hoạt động tốt thì mới có thể mang thai được.
9. Chất lượng tinh trùng
Khoảng 90% các vấn đề về nhiễm sắc thể phôi xảy ra liên quan đến chất lượng trứng. Tuy nhiên, tinh trùng có vấn đề cũng có thể ảnh hưởng đến phôi thai. Trường hợp cả hai vợ chồng đều gặp vấn đề, gọi là vô sinh kép thì tỉ lệ thành công của IVF sẽ càng giảm đi đáng kể.
10. Lối sống và sinh hoạt lành mạnh
Do chi phí thụ tinh trong ống nghiệm không hề nhỏ mà rất tốn kém nên để tăng tỉ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công, cả vợ lẫn chồng cần xây dựng lối sống lành mạnh, tạo môi trường phát triển tốt cho phôi thai. Ít nhất 3 tháng trước khi bắt đầu làm IVF nên bỏ sử dụng các chất không tốt.
Phụ nữ cần lưu ý đến việc duy trì cân nặng hợp lý vì béo phì cũng khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra nên kết hợp vận động, tập thể dục thường xuyên.
Cuối cùng hãy chú ý đến việc sử dụng điện thoại. Trong các nghiên cứu trên động vật, có báo cáo chỉ ra tác hại lên buồng trứng, tử cung và thậm chí cả phôi thai do bức xạ điện từ.
Tinh trùng tiếp xúc với bức xạ như vậy cũng cho thấy giảm khả năng vận động và tăng số lượng tinh trùng bất thường. Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ bằng chứng chứng minh việc dùng điện thoại khiến phụ nữ, nam giới vô sinh. Nhưng đề phòng vẫn hơn.
Phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF là phương pháp y học hiện đại giúp nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có thể sinh con, thực hiện nguyện vọng được làm cha mẹ. Tuy nhiên, để thành công mang thai bằng phương pháp IVF cũng không hề dễ dàng. Do đó, để đỡ tốn chi phí và chịu đau đớn khi làm đi làm lại, mọi người nhớ đảm bảo các yếu tố ổn định, để có thành công thụ thai ngay lần đầu tiên.
Xem thêm bài nguồn tại:
https://www.vierafertility.com/blog/10-ivf-success-factors/
https://www.esco-medical.com/index.php/news/factors-affecting-the-ivf-success-rate
Xem thêm bài viết liên quan:
Thụ tinh trong ống nghiệm: Khi nào cần làm và những rủi ro ra sao
Cách nhận biết chồng vô sinh, chớ trách oan vợ 'gái độc không con'
Có thai nhưng vẫn có kinh, nhiều chị em thắc mắc liệu có phải cá biệt