Bé biếng ăn hoặc ăn nhiều nhưng vẫn thấp còi khiến mẹ lo con bị suy dinh dưỡng, càng lo mẹ càng ép con ăn.


Nhưng ép bé ăn không bao giờ là một giải pháp hiệu quả. Mẹ nên bắt đầu từ đâu? Mẹ cần lần theo nguyên nhân trẻ chậm tăng cân.


1. Giải mã nguyên nhân trẻ chậm tăng cân


Cân nặng là một trong những chỉ số quan trọng của sự phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một em bé mới sinh có xu hướng tăng cân rất chậm so với trọng lượng ban đầu. Sau đó, bé bắt đầu tăng cân đều. Nhưng nếu tình trạng tăng cân chậm kéo dài mẹ cần chú ý. Cân nặng của bé được quyết định bởi chất lượng của nguồn thức ăn và khả năng hấp thụ của bé.


Nếu nguyên nhân trẻ chậm tăng cân không đến từ chất lượng nguồn sữa mẹ, khẩu phần ăn thì rõ ràng đó là dấu hiệu liên quan đề những vấn đề sức khỏe ở trẻ. Mẹ đừng cố ép bé ăn nhiều bữa với một khẩu phần vượt quá khả năng tiêu thụ của bé, cách này không giải quyết được vấn đề mà còn khiến bé có tâm lý sợ ăn uống. Trước tiên hãy lắng nghe cơ thể bé nói gì?


Dưới đây là 2 vấn đề sức khỏe ngăn cản khả năng hấp thụ và cảm giác ngon miệng khi ăn ở trẻ:


webtretho



Sức đề kháng yếu, hay ốm vặt


- Cơ thể bé từ 6 tháng đến 2 tuổi có sự thay đổi rất lớn đặc biệt là sau khi bỏ bú mẹ, không còn nhận kháng thể từ sữa mẹ nữa. Hệ miễn dịch của bé lại chưa hoàn thiện nên bé rất dễ bị ốm vặt, một tháng có thể bệnh từ 2-3 lần.


- Khi bé dùng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn do hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng. Bé mất cảm giác ngon miệng và khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa đều giảm khiến bé sụt cân.


- Từ tháng thứ 4 bé bắt đầu mọc răng, sự thay đổi này làm bé biếng ăn do sợ đau tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn ở tháng thứ 6 khi mẹ bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Lúc này, dù là thức ăn đã xay nhuyễn cũng khiến bé cảm thấy đau nướu, bé sẽ không ăn uống ngon miệng được.


- Sức đề kháng yếu, hay ốm vặt là một trong những nguyên nhân trẻ chậm tăng cân, mẹ cầu lưu ý.


Hệ tiêu hóa làm việc kém


- Hệ tiêu hóa quyết định 70% hệ miễn dịch của trẻ. Nhu động ruột là nơi cơ thể trẻ hấp thụ những chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển và củng cố hệ miễn dịch.


- Hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả lại phụ thuộc vào hệ vi khuẩn đường ruột gồm lợi khuẩn và hại khuẩn.


- Khi lợi khuẩn nhiều và giữ thế cân bằng với hại khuẩn, hệ tiêu hóa của bé sẽ làm tốt chức năng của mình và ngược lại, khi hại khuẩn áp đảo, hệ tiêu hóa sẽ bị suy giảm khiến cơ thể không hấp thụ được những chất dinh dưỡng cần thiết và hay mắc các chứng như tiêu chảy, táo bón,… Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh mẹ cần tạo môi trường để các lợi khuẩn đường ruột phát triển.


- Sau khi đã hiểu rõ nhu cầu của cơ thể con, nguyên nhân trẻ chậm tăng cân, mẹ sẽ khắc phục tình trạng chậm tăng cân bằng cách giúp con giảm ốm vặt và tăng hệ sinh thái lợi khuẩn đường ruột.


webtretho



2. Tuyệt chiêu trị ốm vặt


Với tình trạng ốm vặt mẹ có thể giúp bé khắc phục bằng vận động và ăn uống:


- Mẹ không nên “ủ con” trong nhà vì lo sợ con dễ ốm khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Thực chất việc cho bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài, vui chơi nhiều sẽ giúp cơ thể làm quen với các loại vi khuẩn xấu gây bệnh thông thường và hình thành kháng thể tương ứng.


- Để giúp bé ít ốm vặt, phát triển thể chất tốt, các chuyên gia khuyên mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất là đến tháng thứ 6 vì trong sữa non của mẹ có nhiều kháng thể cần thiết, cho bé đi ngủ đúng giờ và đủ giấc.


- Cho bé ăn uống đầy đủ chất và nên bổ sung các loại vi dưỡng chất cần thiết cho trẻ.