Tưởng rằng cách làm này của người mẹ sẽ bị phản ứng trái chiều nhưng ngược trở lại, rất nhiều người sau khi tìm hiểu đã dành tặng lời khen cho bà mẹ này. Vậy cụ thể sự việc cậu bé bị mẹ đổ 3 chậu nước lên người là như thế nào, mời mọi người đọc bài chia sẻ chi tiết dưới đây để biết nhé!

Gần đây, phương pháp giáo dục con của một bà mẹ ở Chiết Giang (Trung Quốc) đã trở thành chủ đề nóng trên mạng dành được rất nhiều lời khen ngợi. Theo Sohu, người mẹ này đã để con mình đứng ở dưới sân nhà, sau đó bà đã đổ 3 chậu nước từ tầng 1 lên người con trai.

hình ảnh

Ban đầu khi chưa biết sự tình, nhiều người cảm thấy hoang mang, thậm chí còn phẫn nộ trước hành động của bà mẹ. Tuy nhiên sau khi tìm hiểu toàn bộ vấn đề thì cộng đồng mạng đồng loạt dành lời khen cho cách dạy con của người mẹ này.

Chuyện bắt đầu khi cô giáo đã gọi điện và tố cáo lại tình huống trong giờ ra chơi ở trường học, con trai chị đã nghịch ngợm, đổ nước từ tầng 3 xuống khiến một bạn cùng lớp đang ở dưới sân trường bị ướt, không dừng lại ở đó, nhóc tỳ còn ném hộp sữa vào người bạn học. Sau đó, cậu bé đã giải thích rằng ở lớp ai cũng làm như thế và bản thân cảm thấy trò này rất vui.

Thấy con trai chưa nhận ra vấn đề, người mẹ thay vì la mắng hay dùng đòn roi thì đã sử dụng cách nuôi dạy ngược, để con được trực tiếp trải nghiệm làm “nạn nhân” của trò chơi này. Đó là lý do mà người mẹ đã tái hiện, bắt chước lại hành động của con trai, bằng cách đổ nước lên người đứa trẻ.

hình ảnh

Sau khi bị mẹ làm như thế, cậu nhóc vừa mếu máo vừa phản kháng. Lúc này, người mẹ mới hỏi đứa trẻ: “Con thấy sao, con bảo trò này vui mà, giờ con đã hiểu cảm giác của các bạn ra sao khi bị con dội nước vào người chưa”, cho đến khi nghe con trai nhận lỗi, người mẹ mới hài lòng. 

Cách dạy con “độc lạ” đi ngược so với số đông của người mẹ này đã nhận về nhiều đánh giá tích cực từ cõi mạng. Chỉ bằng cách này, cậu con trai mới có thể hiểu rõ được những sai lầm của bản thân, từ đó bước ra khỏi những sai lầm đó và bắt đầu rèn luyện để trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn.

Nói đến phương pháp giáo dục của bà mẹ trên, có người xếp nó vào loại “giáo dục trải nghiệm”. Đúng như tên gọi, cách dạy con này của bố mẹ sẽ cho phép trẻ nhận ra lỗi lầm của mình thông qua trải nghiệm cá nhân.

Ví dụ, nếu một số trẻ không vâng lời và đòi chạm vào lửa, bố mẹ chỉ cần cho trẻ chạm vào (tất nhiên là có sự kiểm soát của người lớn trong giới hạn phù hợp) để trẻ biết lửa nguy hiểm ra sao. Hoặc, đôi khi trẻ không muốn đến trường thì cha mẹ chỉ cần chiều theo ý trẻ và cho bé ở nhà vài ngày. Kết quả là khi con thấy buồn chán, con sẽ tự giác muốn quay lại trường học.

Trên thực tế, phương pháp này đôi khi hiệu quả nhưng nó cũng là “con d/a/o hai lưỡi”.Một mặt, nó cho phép trẻ hiểu và cảm nhận được hậu quả từ hành động của mình một cách trực quan hơn, để chúng có thể sẵn sàng sửa chữa lỗi lầm của mình. Mặt khác, nếu phương pháp giáo dục quá căng thẳng có thể để lại bóng tối tâm lý cho trẻ. Đặc biệt khi đứa trẻ còn nhỏ, và sức chịu đựng tâm lý còn hạn chế.

Trong quá trình nuôi dạy con, nhiều bố mẹ cũng đã nhận ra rằng có những bài học không thể dạy  con bằng lý thuyết suông, muốn con có thể hiểu được bắt buộc phải để con tự mình trải nghiệm, trả giá cho sai lầm và sau đó là tự rút ra bài học cho chính mình.

Khi được tự mình trải nghiệm, trẻ sẽ học cách đối diện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Thay vì được chỉ dẫn cụ thể, trẻ sẽ phải tự suy nghĩ, tìm hiểu và đưa ra giải pháp. Điều này giúp trẻ phát triển tư duy phản biện và khả năng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới.

Ví dụ, khi trẻ gặp khó khăn trong việc làm bài tập, thay vì ngay lập tức giúp đỡ, cha mẹ có thể khuyến khích con tự tìm cách giải quyết. Qua đó, trẻ sẽ học được cách tìm kiếm thông tin, thử nghiệm và sai lầm, và cuối cùng là thành công khi tự mình vượt qua thử thách.

Khi trẻ tự mình hoàn thành một nhiệm vụ hoặc vượt qua khó khăn, trẻ sẽ cảm thấy tự hào về bản thân và tăng cường sự tự tin. Điều này khác hẳn với việc chỉ làm theo chỉ dẫn của người lớn mà không có cơ hội tự mình trải nghiệm. Sự tự tin này rất quan trọng cho sự phát triển lâu dài của trẻ, giúp trẻ dám đón nhận những thử thách mới và không sợ thất bại.

Ví dụ, khi trẻ được giao một công việc nhỏ như làm việc nhà hoặc giúp đỡ người khác, việc để con tự làm và hoàn thành sẽ giúp con tự tin hơn vào khả năng của mình.

Một trong những lợi ích lớn của việc để trẻ tự trải nghiệm là trẻ sẽ học cách đối mặt với thất bại và từ đó rút ra bài học. Trẻ sẽ hiểu rằng không phải lúc nào cũng có thể thành công ngay lần đầu tiên, và sai lầm là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập và phát triển.

Thay vì bảo vệ con khỏi mọi sai lầm, cha mẹ nên để con trải qua những trải nghiệm thực tế và học hỏi từ chúng. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng chịu đựng và khả năng đối mặt với thử thách trong cuộc sống.