Kẽm (Zinc) là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao thiếu kẽm, dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, Imiale sẽ chia sẻ với mẹ cách bổ sung kẽm cho bé, và mách mẹ 9 thực phẩm giàu kẽm qua bài viết dưới đây!
Khi nào cần bổ sung kẽm cho bé
Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của bé nên bổ sung kẽm là điều hết sức cần thiết. Cần bổ sung kẽm cho trẻ khi trẻ có các biểu hiện thiếu kẽm như
Bé có các biểu hiện chán ăn, biếng ăn, chậm lớn
Kẽm tham gia vào hoạt động của hơn 300 enzym hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng tổng hợp protein cho cơ thể. Trẻ thiếu kẽm sẽ giảm quá trình tổng hợp protein, giảm tổng hợp men tiêu hóa, khiến trẻ tiêu hóa kém, giảm cảm giác ngon miệng, trẻ có các biểu hiện chán ăn, biếng ăn.
Vì vậy, khi trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, gầy yếu, có thể do bé đang gặp tình trạng thiếu kẽm và cần được bổ sung.
>>> Xem thêm: Tại sao nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn?
Bé có hệ miễn dịch kém
Trẻ thiếu kẽm có thể có biểu hiện miễn dịch kém như dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ngoài da gây mẩn đỏ, nhiễm khuẩn đường ruột gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa... Đó là do Kẽm biệt hoá các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T tạo nên một hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp cho trẻ có sức chống đỡ bệnh tật tốt. Ngoài ra, kẽm giúp tổng hợp và bài tiết hormon tăng trưởng làm tăng cường hệ miễn dịch và giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn ở trẻ.
Do vậy, một trong những lí do trẻ dễ nhiễm trùng nhiễm khuẩn ngoài da hay nhiễm khuẩn đường ruột là do thiếu kẽm. Lúc này, mẹ cần bổ sung kẽm phù hợp cho trẻ.
Bé rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Như đã trình bày ở trên, trẻ thiếu kẽm có sức đề kháng giảm, dễ gặp tình trạng loạn khuẩn đường ruột, gây tiêu chảy.
Vì vậy, khi thấy trẻ tiêu chảy liên miên, có thể do trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cần đưa trẻ đi khám và bổ sung kẽm kịp thời.
Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy (do ngộ độc thức ăn, bệnh lý, loạn khuẩn đường ruột...) cũng cẩn được bổ sung kẽm để giảm mức độ nghiêm trọng của đợt bệnh và ngăn ngừa tái phát. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF khuyến nghị bổ sung 20mg kẽm hàng ngày trong 10-14 ngày đối với trẻ em bị tiêu chảy cấp và 10 mg mỗi ngày đối với trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi, để giảm mức độ nghiêm trọng của đợt bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Bé bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ về đêm hay khóc về đêm
Tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra ở hầu hết các trẻ mà thiếu kẽm. Vì vậy khi thấy bé ngủ trằn trọc, không ngon giấc, quấy khóc về đêm, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để xem trẻ có bị thiếu hụt kẽm không và bổ sung kịp thời.
Bé đang có các vết thương
Trẻ khô da, viêm da, nám da, bóng da, dày sừng và nứt gót da hai bên, viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, vết thương lâu lành, dị ứng, loạn dưỡng móng, viêm mé móng, tóc giòn dễ gãy...có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu kẽm.
Bởi vì, kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, chức năng miễn dịch và các phản ứng viêm. Khi thiếu kẽm thì sẽ giảm sản sinh collagen và tăng các phản ứng viêm của cơ thể, dẫn đến các biểu hiện kể trên.
Thiếu kẽm rất khó phát hiện bằng các xét nghiệm đo lượng kẽm trong cơ thể được được kiểm soát ổn định khó phát hiện nếu có thay đổi nhỏ. Do đó, khi trẻ thiếu kẽm thì các xét nghiệm vẫn ở mức độ bình thường.
Chi tiết tại: https://imiale.com/huong-dan-bo-sung-kem-cho-be-6219/