Hiện tượng phù chân rất phổ phổ biến và xảy ra ở hầu hết phụ nữ mang thai trong 5 tháng cuối thai kỳ. Phù chân không quá nguy hiểm nhưng khiến mẹ bầu khó chịu và đôi khi phải chịu đau đớn. Mẹ bầu có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây dưới đây để giảm đau bạn nhé!





1. Bà bầu bị phù chân ảnh hưởng thế nào đến thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu



Phù chân là một hiện tượng phổ biến xảy ra ở phụ nữ mang thai, bà bầu bị phù chân không quá nguy hiểm, với các trường hợp nhẹ cũng không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng đau chân có thể làm mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống.



Phù chân thường xảy ra ở phụ nữ mang thai lần thứ 2 và xuất hiện trong 5 tháng cuối thai kỳ Nếu sức khỏe của mẹ bầu không tốt do bệnh suy tĩnh mạch kèm theo phù chân sẽ làm tình trạng suy tĩnh mạch trở nên nặng hơn, nguy hiểm là bị nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.



Nếu phù chân đi kèm với các biểu hiện như đau đầu, đau bụng, thị lực giảm,...bạn cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe để phòng chống biến chứng nguy hiểm vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.



2. Nguyên nhân gây phù chân ở bà bầu





Ngồi sai tư thế là nguyên nhân gây phù chân ở mẹ bầu - Ảnh minh họa



Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng phù chân ở mẹ bầu:



Thai nhi ngày càng lớn hơn trong bụng sẽ làm cơ thể mẹ trở nên nặng nề hơn, tình trạng này làm cho các dây chằng trong cơ thể dãn rộng ra, trở nên mềm và lỏng lẻo hơn. Cân nặng của mẹ bầu tăng lớn khoảng 8 -12 kg đối với đơn thai và tăng khoảng 15 - 20kg đối với song thai. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên đôi chưng và gây ra tình trạng phù chân, càng về sau tình trạng này nặng hơn.



Lưu lượng máu tăng lên khoảng 50% và nước trong cơ thể cũng được tích nhiều hơn để đảm bảo đủ dinh dưỡng để cung cấp nuôi dưỡng thai nhi.



Nguyên nhân khác là do thai nhi chèn ép các tĩnh mạch làm máu khó lưu thông về tim và lượng máu này được tích ở chân gây phù.



Việc mẹ bầu ngồi, nghỉ ngơi sai tư thế, giữ một tư thế quá lâu, mặc quần áo quá chật,...cũng là nguyên nhân gây phù chân ở bà bầu.



Mẹ cũng có thể bị phù chân do bị mắc một số bệnh như táo bón hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.



Phù chân còn là do tư thế ngồi vắt chéo chân, mặc đồ quá chật, giữ một tư thế quá lâu…



3. Một số biện pháp giúp giảm phù chân khi mang thai





Bổ sung đủ sắt giúp giảm đau hiệu quả - Ảnh minh họa



Nhận biết nguyên nhân gây phù chân khi mang thai sẽ giúp mẹ có biện pháp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng này.



Dinh dưỡng thai kỳ cần đảm bảo cung cấp đủ nguồn đạm (protein) và sắt cho cơ thể. Mẹ có thể bổ sung lượng đạm bằng các nguồn thực phẩm từ thịt, cá, trừng, tôm, các loại đậu, sữa và chế chế phẩm từ sữa. Để bổ sung sắt, mẹ nên ăn gan động vật khoảng 2 - 3 lần/ tuần.



Thai phụ nên hạn chế ăn mặn vì nó sẽ làm tăng áp lực lên thận. Bên cạnh đó bạn nên chế biến hoặc chọn những món ăn dễ tiêu để tránh gây đầy hơi để giúp cho quá trình lưu thông máu được tốt hơn, hạn chế sưng phù ở mẹ bầu.



Khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, bạn có thể nằm nghiêng vềphía bên trái để giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch vì tĩnh mạch chủ nằm bên phải. Ngoài ra, bạn nên sử dụng một chiếc gối nhỏ để kê chân trong lúc ngủ để giảm xoa dịu cơn đau.



Bạn nên để chân được nghỉ ngơi bất kỳ lúc nào. Nếu phải ngồi quá lâu nơi làm việc hoặc ở nhà, bạn nên sử dụng một chiếc ghế nhỏ để gác chân lên, hạn chế ngồi bắt chéo chân hoặc tư thế đè lên mắt cá chân. Tốt nhất, bạn nên thường xuyên duỗi thẳng chân và thực hiện các động tác xoay cổ chân, các ngón chân để bàn chân được thư giãn. Bên cạnh đó, bạn cũng phải thường xuyên thay đổi tư thế, không nên giữ một tư thế quá lâu.



Một số bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc bơi lội sẽ giúp các mạch máu ở chi được lưu thông tốt hơn, từ đó làm giảm tình trạng sưng phù ở mẹ bầu. Trước khi đi ngủ, mẹ có thể dùng nước ấm để ngâm chân vì điều này vừa giúp bạn ngủ ngon hơn đồng thời còn thúc đẩy tuần hoàn máu.



Bạn tuyệt đối không được nhịn tiểu vì khi nước tiểu tích trữ trong bàng quang cũng khiến cho tình trạng sưng phù của bạn nặng hơn.



Mẹ bầu nên chọn giày với chất liệu mềm, kích cỡ vừa chân, thoải mái, tránh chọn đôi giày quá chật hoặc mang tất quá bó vào mắt cá và bắp chân. Bạn có thể sử dụng các loại tất cao cổ chuyên dùng cho thai phù. Mỗi buổi sáng trước khi xuống, bạn nên mang chúng vào để không làm máu tụ lại phần mắt cá chân.



Tóm lại, bà bầu bị phù chân thì không cần quá lo lắng, chỉ cần áp dụng tốt một số lưu ý trong chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp xoa dịu và giảm đi các cơn đau. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và kèm theo những dấu hiệu bất thường có thể là dấu hiệu của tiền sản giật – biến chứng nguy hiểm nhất của thai kỳ. Khi đó, thay vì cách điều trị phù chân chân cho bà bầu tại nhà thì mẹ cần nhờ vào sự can thiệp của bác sĩ nhé!



Bị phù chân khi mang thai phải làm sao?


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/10/E0SKQ0D8ae-480x270.jpg