Bé hiếu thắng luôn sống trong tâm trạng căng thẳng, lo lắng, sợ thua người khác. Tâm trạng đó kéo dài khiến bé suy nghĩ tiêu cực, sẽ biến trẻ thành người luôn coi trọng thân thế và quá tham vọng.


- Đừng bắt trẻ cố gắng vượt trội người khác: Cha mẹ đừng lúc nào cũng tập trung vào việc bắt con cố vượt trội hơn những đứa trẻ khác. Yêu cầu con như thế khiến chúng rất áp lực và khó vượt qua chính bản thân mình. Thay vào đó hãy nhấn mạnh đến việc phải cố gắng hết mình và luôn luôn động viên trẻ: “Đứng đầu không quan trọng bằng việc biết được mình đã cố gắng hết sức!”.- Hãy nói rõ khuyết điểm của trẻ: Những câu so sánh “con không giỏi như bạn A”, không những khó thuyết phục được bé, mà còn “khiêu khích” bé tâm lý tiêu cực, thù địch với đứa trẻ được so sánh. Trẻ con sẽ nghĩ rằng: “Cha mẹ phê bình mình đều tại mình thua kém đứa trẻ kia, nếu không có nó mình sẽ không bị mắng như thế”. Do đó, để trẻ bớt tính tranh đua, khi phê bình, cha mẹ nên chỉ thẳng những khuyết điểm của trẻ.


- Cho con thấy hậu quả của sự hiếu thắng: Giúp trẻ thấy được nếu quá háo thắng sẽ đẩy tình trạng đua tranh đi quá xa. Mọi thứ đều trở thành cuộc tranh đua và mục tiêu duy nhất là chỉ biết thắng. Hiếu thắng và ganh đua sẽ khiến trẻ nghèo nàn về đời sống tinh thần vì bạn bè xa lánh.


- Dạy con sự cảm thông, độ lượng: Cha mẹ nên cho con biết, dù con thua cuộc, cha mẹ và những người bạn thân thiết vẫn yêu con. Giúp con biết chấp nhận thất bại để không tự làm đau mình và cố gắng vươn lên để hoàn thiện hơn. Dạy trẻ chủ động đặt ra mục tiêu và tìm cách thực hiện thay vì nhằm vào thành tích của nhứng đứa trẻ khác.


- Giúp con thấy được mặt tốt: Giúp trẻ thấy mặt nổi trội của bản thân và cố gắng phát huy, đó chính là những điểm khác biệt làm nên bản sắc trẻ, khiến trẻ cảm thấy mình được ghi nhận trong cuộc sống. Trẻ sẽ tự tin hơn với những mặt tốt của mình và trân quý những gì mình có. An ủi, động viên, giúp con hiểu rằng việc con không đạt được kết quả như mong đợi không có nghĩa là con thất bại. Quan trọng là con đã quyết tâm phấn đấu.