Các mẹ có tin rằng trong lúc nhiều người vẫn đang than thở vì chuyện nuôi con nhỏ vất vả trăm bề thì cũng có những bà mẹ lại thảnh thơi như không? Thậm chí với các mẹ này, sinh thêm cả chục đứa nữa cũng chỉ là chuyện nhỏ đấy!


Dưới đây là những bí mật của các bà mẹ nuôi con nhàn tênh, đọc rồi mẹ sẽ gật đầu đồng ý ngay:


webtretho



Bỏ ngoài tai những lời góp ý thiếu thiện chí: Trong thời gian chăm sóc con nhỏ, đặc biệt là lúc sau sinh, mẹ sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên về cách chăm sóc và dạy dỗ con. Một số trong đó là đúng nhưng phần lớn lại không bởi mỗi đứa trẻ có một cách phát triển của riêng mình. Chưa kể, lối giáo dục của mẹ mới thực sự là chìa khóa của vấn đề.


Nếu mẹ cảm thấy tức giận hoặc khó chịu khi con đang khóc…: …hãy đặt con trở lại trong nôi hoặc trên giường và lấy lại bình tĩnh. Cách này sẽ giúp mẹ giải tỏa được căng thẳng và hạn chế những sai lầm trong lúc nóng giận.


Bày tỏ chính kiến với vị khách đến thăm: Trẻ sơ sinh rất dễ bị lây nhiễm bệnh từ những nụ hôn của người lạ. Do đó, để tránh “được lòng trước, mất lòng sau”, các mẹ nên khéo léo từ chối những vị khách chưa kịp rửa tay hoặc đang mắc bệnh nhé!


Khi con khóc hãy hôn con: Tiếng khóc ré lên giữa khuya sẽ làm mẹ rất khó chịu nhưng hãy nhớ con các mẹ cũng có thể đang thấy bất an trong người. Vì thế, thay vì trút giận, mẹ nên đặt lên trên trán bé một nụ hôn thật âu yếm. Sẽ hiệu quả đấy!


Dùng baking soda để dọn bãi trớ: Mùi chua tanh của những bãi trớ con bày ra không khỏi khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và bận rộn thêm. Để dọn dẹp sạch mớ này cũng là một thử thách rất lớn đối với sức chịu đựng của mẹ. Nhiều người mách rằng, những lúc thể này, chỉ cần mẹ đổ ít bột baking soda vào thì không chỉ nước bẩn sẽ được thấm sạch mà mùi hôi cũng biến mất.


Khi con ho, xoa dầu vào chân con và mang vớ: Cơn ho của trẻ nhỏ thường kéo dài cả tuần, có khi hơn. Để trị dứt, nhiều mẹ đã dùng dầu thoa dưới lòng bàn chân và mang vớ vào ngay sau đó. Bằng cách này, chỉ sau 2-3 ngày, trẻ sẽ bớt ngay.


Vắt sữa để dành: Những lúc có việc ở xa nhà, mẹ luôn phải lo lắng vì tranh thủ đến giờ về cho con bú. Nhưng nếu mẹ có sữa trữ sẵn trong nhà thì khi con đói, người thân ở nhà cũng có thể cho con bú no nê.


Cho con bú hoặc ăn theo nhu cầu: Bản năng sinh tồn của mỗi đứa trẻ đủ để giúp bé biết khóc khi đói, biết tìm đến đồ ăn khi bụng rỗng. Vì vậy, mẹ không nên căng thẳng ngồi hàng giờ để ép con bú, con ăn mà nên theo một lịch trình nhất định để cho con ăn theo đúng nhu cầu.


Đừng ngại nhận sự giúp đỡ: Sau sinh, có rất nhiều việc mẹ phải làm. Các bố không phải việc gì cũng biết dù có những người rất yêu thương vợ con. Chính vì vậy khi có ai đó lên tiếng sẽ đỡ đần, mẹ đừng vội từ chối nhé!


Khuyến khích các bố tham gia cùng: Các bố là một phần rất quan trọng của gia đình. Dù vụng về đến đâu, bố cũng có thể giúp mẹ làm được rất nhiều việc vặt sau sinh. Do đó, nếu muốn bản thân và con hạnh phúc, đừng bao giờ gạt bố ra rìa nhé!


Cho con tự chịu trách nhiệm: Các mẹ biết không, trẻ con rất thích được giao một nhiệm vụ cụ thể và tự mình chịu trách nhiệm với nó. Vì vậy, các mẹ đừng ngần ngại tạo cho bé một ranh giới riêng để khám phá chính mình trong mọi việc được giao vừa với sức của trẻ nhé! Ngoài lý do này ra, cho trẻ nhận trách nhiệm cũng là cách dạy con về lòng tự trọng rất hữu hiệu đấy!


Đừng biến con thành chim cụt cánh: Trẻ nhỏ cũng có trách nhiệm phải sống độc lập để tự lo cho bản thân ngay từ thuở còn bé. Vì vậy, con có thể tự dọn đồ chơi của mình, sắp chén đĩa lên bàn ăn, mặc quần áo đúng cách và ăn khi thấy đói.


Chớ can thiệp vào mọi thứ: Hãy cho con một cơ hội để tìm ra giải pháp của riêng mình. Khi yêu thương thực sự, các mẹ sẽ không vội vàng nhảy vào lập tức để giải cứu những lúc con gặp thất bại. Đó là cách mẹ dạy cho con biết đâu là tự tin và khả năng đứng dậy sau thất bại.


Kỷ luật không phải là trừng phạt: Thực thi những điều luật nho nhỏ trong gia đình là cách để bố mẹ kiểm soát những hành vi sai trái của con. Nhưng kỷ luật phải có tình yêu thương thì nó mới thực sự có hiệu lực. Do đó, bố mẹ phải khôn khéo để dạy con biết rằng hình phạt con đang nhận không phải là một cách trừng trị mà là cách bố mẹ muốn con nên người.


Chơi với các con: Thảnh thơi không có nghĩa là bố mẹ thả con bơ bơ, để con tự chơi. Trái lại, bố mẹ muốn con trưởng thành phải là người thường xuyên chơi đùa cùng con và để cho trẻ cảm nhận được niềm vui khi không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy tắc nào.


Cùng nhau đọc sách mỗi ngày: Thói quen này hãy bắt đầu từ khi con còn là một đứa trẻ sơ sinh. Con trẻ rất trẻ thích nghe giọng nói của bố mẹ. Và chính những câu chuyện kể, những câu hỏi – đáp qua lại giữa mẹ và con sẽ càng thắt chặt thêm tình cảm yêu thương để trẻ chẳng bao giờ muốn làm điều gì để mẹ phải phật ý.


Đặt ra khoảng thời gian đặc biệt trong ngày: Các mẹ có thể cho các con chọn một khoảng thời gian rỗi trong ngày và để bé tự do vui chơi trong khoảng thời gian ấy mà không phải lo lắng vì điều gì. Với cách này, các mẹ đang chứng tỏ cho trẻ thấy bé đang được yêu thương rất nhiều đấy!


Tạo ra những kỷ niệm: Con có thể không nhớ bát cứ điều gì mà bạn nói, nhưng sẽ nhớ lại những kỷ niệm của gia đình như một phần không thể thiếu của cuộc sống.


Hãy là một hình mẫu tốt: Bố mẹ sẽ không cần phải theo đuôi con để ngăn cấm con mình làm điều này, điều kia. Chỉ cần sống như một tấm gương sáng cho con học theo, các bố mẹ sẽ tự tin để thả con đi bất cứ đâu mà không sợ con bị tha hóa.


Luôn luôn nói sự thật: Sẽ ra sao nếu khi mẹ đang bận, một đám trẻ con chạy lại đều khóc mếu “Mẹ ơi, chị này quýnh con, chị kia cấu con?”. Đó không phải là cách cư xử mà mẹ muốn các con mình có được. Vậy tại sao mẹ không dạy con mình phải thành thật nhận lỗi chứ? Khi ấy, mọi việc sẽ dễ dàng được giải quyết phải không nào?


Tôn trọng sự khác biệt giữa bố và mẹ: Đừng cho rằng mình luôn luôn đúng mà hãy đặt mình vào vai trò của chồng để hiểu tại sao anh ấy lại cư xử với các con như vậy. Sự chỉ trích lẫn nhau chỉ có thể khiến không khí trong nhà thêm tồi tệ và chắc chắn các con sẽ chẳng biết nghe theo ai.


Khen ngợi khi cần: Khen ngợi con cũng cần có nghệ thuật. Thay vì nói “Con giỏi quá!” hãy cụ thể hơn với cách nói khác, chẳng hạn “Con quét nhà thế này sẽ không còn sót lại cọng rác nào nữa!”.


Cổ vũ khi trẻ làm điều tốt: Khi nhận thấy trẻ vừa có hành động đẹp, hãy khen ngợi ngay để trẻ nhận ra giá trị của hành động đó. Đó là cách tuyệt vời để củng cố hành vi tốt nơi trẻ.


Hãy tạo cho mình cơ hội được nghỉ ngơi: Đừng bao giờ nghĩ rằng làm như vậy là mẹ đang rất ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân nhé! Thử hỏi xem nếu mẹ đổ bệnh ra đó, ai sẽ là người chăm sóc con đây?


Hãy tin vào linh cảm của người mẹ: Không ai biết con mẹ rõ hơn mẹ. Vì vậy, hãy thử làm theo bản năng của mình nếu linh cảm cho biết nó mang lại hạnh phúc và sức khỏe cho con.


Vượt qua định kiến cố hữu của chính mình: Nhiều mẹ rất ngoan cố, luôn coi cách chăm sóc con của mình là đúng và những người khác đều có vấn đề. Như thế mẹ sẽ bị gạt ra khỏi những cơ hội nhận được sự chia sẻ trách nhiệm từ người thân trong gia đình và cứ thế ôm trọn gánh nặng.