Hăm da, hăm tã chắc hẳn đã không còn lạ một hiện tượng lạ lẫm gì với các mẹ. Và những thông tin, kiến thức về hăm da được các mẹ “rỉ tai” nhau liên tục, nhưng cũng có những điều mà chắc hẳn mẹ chưa từng biết về hăm da đâu đấy!



1. Hăm da có độ tuổi “ưa thích” không?


Câu trả lời là có, độ tuổi “ưa thích” của hăm da là khi bé từ 9 đến 12 tháng tuổi. Đây là độ tuổi khi bé bắt đầu ngủ những giấc dài hơn, sâu giấc hơn – điều này đồng nghĩa với việc thời gian da bé tiếp xúc với nước tiểu và phân dài hơn, làm nguy cơ da bị kích ứng, bị hăm cao hơn.




Trẻ em từ 9 đến 12 tháng tuổi có nguy cơ bị hăm da cao hơn các lứa tuổi khác



2. “Tuổi thọ” của hăm da?


Thông thường, hiện tượng hăm da thường xuất hiện và biến mất sau khoảng 24 giờ đồng hồ.



3. Hăm da là do dùng tã?


Bản chất của hăm da là do sự mất cân bằng độ pH trên da của bé. Làn da của trẻ sơ sinh có độ pH từ 5.8 đến 6.4, nồng độ pH quá cao sẽ tạo ra môi trường kiềm – đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sản sinh và tấn công da bé. Trong khi đó, nồng độ pH quá thấp sẽ tạo thành môi trường acid, khiến da bé bị rát bỏng.




Bản chất của hăm da là do sự mất cân bằng độ pH trên da của bé


4. Kem chống hăm có chứa oxit kẽm là phương thuốc hữu hiệu trị hăm da?


Các sản phẩm kem chống hăm dạng thuốc mỡ có chứa oxit kẽm có hiệu quả rất cao khi phòng ngừa hăm da trên làn da khỏe mạnh của bé. Nhưng nếu da bé đã bị hăm, mẹ không nên bôi kem nữa hoặc chỉ nên bôi một lớp thuốc rất mỏng trên da bé để da bé được “thở” và chóng lành hơn.



5. Có thể chữa hăm da hiệu quả từ nước và giấm ăn?


Hỗn hợp dung dịch gồm 8 phần giấm ăn và 1 phần nước là một trong những giải pháp hữu hiệu mẹ nên tham khảo để trị hăm da cho bé bởi giấm ăn có khả năng trung hòa lượng axit có trong nước tiểu của bé.



6. Khi nào nên gọi bác sỹ?


Đối với hăm da, mẹ không cần phải quá lo lắng và đưa bé đi khám ngay khi thấy da bé bị mẩn đỏ nhưng cũng đừng quá chủ quan và chờ quá lâu trước khi đưa bé tới bác sỹ. 5 ngày là khoảng thời gian phù hợp để mẹ gọi cho bác sỹ nếu các dấu hiệu hăm da của bé chưa có tiến triển tốt hơn.




Hãy gọi cho bác sỹ nếu tình trạng hăm da của bé không có tiến triển tốt hơn sau 5 ngày mẹ nhé



GIẢI PHÁP CHO MẸ


- Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng hăm da, mẹ nên sử dụng kem chống hăm thường xuyên, đồng thời chọn lựa cho bé các sản phẩm tã có khả năng giữ chặt chất lỏng, điều chỉnh, cân bằng độ pH trên da bé.


- Khi da trẻ đã bị hăm, mẹ nên ngừng sử dụng mọi sản phẩm hóa chất trên da bé để da bé được khô thoáng và đưa bé đến bác sỹ nếu tình trạng hăm da của bé không có tiến triển tốt hơn sau 5 ngày.