Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh do cấu trúc dạ dày đặc biệt của bé. Mẹ hãy cùng Enfa tìm hiểu cách phân biệt trào ngược dạ dày sinh lý và bệnh lý ở bé, cũng như nguyên nhân và giải pháp cho hiện tượng này nhé.
Dấu hiệu nhận biết cơ bản
- Trào ngược dạ dày sinh lý: Thường xảy ra ở bé sơ sinh trong thời gian ngắn với tần suất ít. Bé thường nôn trớ ít sau khi bú và không ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Bé vẫn chơi đùa, bú đều, lên cân, không thường xuyên bị khò khè. Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể cải thiện nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách.
- Trào ngược dạ dày bệnh lý: Bé bị nôn mạnh thành vòi và thường xuyên. Bé thường quấy khóc bỏ bú, chán ăn, chậm lên cân, biếng ăn, khò khè kéo dài. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.
Nguyên nhân bé bị trào ngược dạ dày sinh lý
Nguyên nhân chính là do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện với các đặc điểm: dạ dày nhỏ, nằm ngang ở vị trí cao hơn so với người lớn nên sữa và thức ăn dễ bị trào ngược.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như tư thế bú chưa đúng khiến bé nuốt hơi nhiều, làm bé bị đầy hơi. Hoặc bé bú quá nhiều và cũng có thể do loại sữa bé dùng không phù hợp làm bé đầy bụng khó tiêu.
Cách khắc phục trào ngược sinh lý ở bé
Để khắc phục tình trạng nôn trớ, trào ngược ở bé, trong quá trình chăm sóc, mẹ hãy nhớ thực hiện các lưu ý sau nha:
- Với bé bú mẹ trực tiếp: nên cho bú bên trái trước, do khi bé mới bú, lượng sữa trong dạ dày còn ít nên có thể nằm nghiêng bên phải. Sau đó, mẹ chuyển cho bé bú bên phải, vì lúc này dạ dày của bé đã nhiều sữa, bé nên được nằm nghiêng bên trái để sữa dễ dàng đi xuống.
- Với bé bú bình: chú ý cho đầu núm vú của bình luôn đầy sữa. Không nên cho bú lúc bé đang quấy khóc vì bé có thể nuốt nhiều hơi.
- Khi bé bú xong, mẹ hãy giúp bé ợ hơi. Nên bế bé lên theo tư thế thẳng khoảng 20 - 30 phút trước khi để bé nằm. Sau đó, đặt bé nằm ở tư thế đầu vai kê cao nghiêng 30 độ. Ở tư thế này dạ dày trẻ ở vị trí cao hơn nên sữa ít bị trào ngược.
- Chia nhỏ lượng sữa nhiều lần. Không nên ép bé ăn nhiều. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú của bé là 2 giờ và tối đa là 4 - 5 giờ.
- Chú ý chọn loại sữa có công thức đạm nhỏ dễ tiêu như Enfa A+ Gentle Care - hỗ trợ hệ tiêu hóa non nớt của bé, được chứng minh lâm sàng về hiệu quả rõ rệt, giúp giảm 36% nôn trớ, 26% đầy hơi trong vòng 24 giờ và giảm tới 44% đầy hơi sau 2-4 tuần. Đây là những biểu hiện liên quan trực tiếp tới chứng trào ngược ở bé (Theo Nghiên cứu của Berseth 2009)
Với những thông tin trên đây, hy vọng mẹ sẽ bớt âu lo khi hiểu hơn về hệ tiêu hóa của bé cũng như cách giúp bé khắc phục tình trạng nôn trớ, trào ngược thường gặp này, để bé luôn vui khỏe, mẹ nha!