Vụ việc đang gây chấn động dư luận gần đây khi được phanh phui. Mới nhất, mẹ của bé gai 1 tuổi bị 'xuống tay' tại cơ sở giữ trẻ đã lên tiếng kể lại quá trình đem con đến gửi tại nhà bà B. Thật sự quá đau lòng khi suốt 4 tháng trời vẫn không hay biết những chuyện xảy ra với con mình!

Cụ thể, sau 4 ngày biết sự việc con mình bị 'xuống tay' khi gửi tại nhà bà Trịnh Thị B. (48 tuổi, trú phường 7, TP Vũng Tàu), chị Trần Thị Thanh T. mẹ của bé gái 1 tuổi (một trong 3 bé bị bạo hành) vẫn rất xót xa khi xem lại các clip.

hình ảnh

Công an có mặt tại nhà riêng bà B., nơi nhận giữ trẻ sau khi sự việc xảy ra, Ảnh: BTT

Theo thông tin báo chí đăng tải, chị T. cho biết, chị gửi con tại nhà bà B. khoảng 4 tháng qua, trong thời gian này không phát hiện biểu hiện bất thường của con.

Hàng ngày, chị gửi con từ 7h30 để đi làm, đến 17h chiều thì đón về.

Gần đây chị phát hiện vết trầy xước trên mặt con nhưng nghĩ là trẻ em chơi với nhau nên va chạm là bình thường, do đó chị không dò hỏi bà B.

“Đến ngày 7/12 vừa rồi, khi nhận được clip quay lại cảnh con mình bị đ/á/n/h, b/ó/p/ m/ũ/i, g/i/ậ/t t/ó/c trong lúc cho ăn tôi mới bàng hoàng, không thể tin rằng bà B. lại đối xử với cháu như vậy. Khi xem clip, tôi run rẩy không nói nên lời, rất đau lòng...”. Chị T. chia sẻ.

hình ảnh

Cảnh bà B cho cháu bé ăn được ghi lại, ảnh: CL

Chị T. cho biết, ngay trong tối hôm đó, chị đã làm đơn tố giác hành vi hành vi bạo hành của bà B. và cung cấp các clip cho cơ quan công an.

“Người ta không chịu được những cảnh đó nên mới quay lén lại đưa cho tôi. Qua clip cho thấy, ngoài con tôi thì còn có 2 cháu bé khác cũng bị bà B. b/ạ/o h/à/n/h n/h/ư vậy; các phụ huynh khác cũng đã đến công an gửi đơn tố giác”. Chị T. cho hay.

Theo chia sẻ của chị T., từ hôm phát hiện sự việc đến nay, chị cho bé ở nhà và dành thời gian chăm con.

Theo như báo chí thông tin, Cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu vừa áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với bà T.T.B. để làm rõ hành vi H/à/n/h h/ạ người khác.

Theo điều tra ban đầu, bà B. tự nhận giữ trẻ tại nhà riêng tại số 318/6/1B Lê Lợi, phường 7. Ngày 22/11 vừa qua, bà B. thuê chị B.T.M.L. (25 tuổi) phụ giúp việc, tuy nhiên đến ngày 6/12, chị L. nghỉ làm việc tại nhà trẻ do thường xuyên chứng kiến việc bà B. dùng tay b/ị/t m/ũ/i, v/ỗ v/ào m/iệng, m/ặt, đ/ầu, g/iậ/t /tóc và dùng thìa ăn cơm, điều khiển tivi đ/ậ/p vào miệng các cháu trong lúc cho ăn.

Những lần chứng kiến, chị L. đã dùng điện thoại quay lại, sau đó cung cấp cho các phụ huynh. Các đoạn clip sau đó được lan truyền trên mạng xã hội, khiến nhiều người phẫn nộ.

Theo cơ quan chức năng TP Vũng Tàu, bà B. không có chuyên môn về sư phạm mầm non. Hiện UBND phường 7 và Công an phường đã lập biên bản yêu cầu tạm dừng hoạt động giữ trẻ.

hình ảnh

Việc gửi con tại nhà trẻ là lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình khi cả bố và mẹ đều bận rộn với công việc. Tuy nhiên, một trong những lo lắng lớn nhất của các bậc phụ huynh là nguy cơ con trẻ có thể bị bạo hành, dù dưới hình thức nào cũng để lại những tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần. Để giảm thiểu rủi ro này, bố mẹ cần chú ý một số vấn đề quan trọng khi chọn nhà trẻ và theo dõi quá trình con học tập tại đây.

1. Lựa chọn nhà trẻ uy tín


Kiểm tra giấy phép hoạt động: Đảm bảo nhà trẻ có giấy phép từ các cơ quan chức năng và đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục, an toàn.


Xem xét môi trường học tập: Cơ sở vật chất cần sạch sẽ, an toàn, có không gian vui chơi phù hợp với trẻ nhỏ.


Tìm hiểu về giáo viên: Giáo viên cần có chuyên môn, kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, đồng thời cần có thái độ thân thiện và yêu thương trẻ.

2. Quan sát hành vi của con trẻ


Bố mẹ cần theo dõi sát sao hành vi và cảm xúc của con sau mỗi ngày đi học. Những biểu hiện như sợ hãi, lo lắng, khóc nhiều khi đến trường hoặc có các dấu hiệu tổn thương trên cơ thể cần được chú ý đặc biệt. Đây có thể là tín hiệu cảnh báo rằng trẻ đang gặp phải vấn đề như bạo hành hoặc áp lực trong môi trường nhà trẻ.

3. Duy trì sự kết nối với giáo viên và nhà trường

Thường xuyên trò chuyện với giáo viên để nắm rõ hành vi và quá trình học tập của con.


Tham gia các buổi họp phụ huynh hoặc các hoạt động do nhà trường tổ chức để hiểu hơn về cách nhà trường chăm sóc và giáo dục trẻ.

4. Dạy con biết bảo vệ bản thân


Ngay từ nhỏ, bố mẹ cần giáo dục con về cách bảo vệ bản thân, đặc biệt là nhận biết hành vi không đúng từ người khác. Trẻ nên được hướng dẫn rằng:

Không ai được phép đánh, tát, hoặc làm đau con.


Nếu gặp tình huống không thoải mái, con cần nói với bố mẹ hoặc người đáng tin cậy ngay lập tức.

5. Sử dụng công nghệ giám sát


Hiện nay, nhiều nhà trẻ trang bị camera giám sát, cho phép phụ huynh quan sát hoạt động của con. Nếu nhà trẻ không có, bố mẹ có thể yêu cầu hoặc chọn nơi khác có dịch vụ này. Camera không chỉ giúp đảm bảo an toàn mà còn là cách để phụ huynh yên tâm hơn khi gửi gắm con cái.

6. Phản ánh và hành động kịp thời


Nói chuyện ngay với giáo viên hoặc người phụ trách.


Báo cáo sự việc với cơ quan chức năng hoặc các tổ chức bảo vệ trẻ em nếu cần thiết.


Hỗ trợ tâm lý và tạo cảm giác an toàn cho trẻ, giúp con vượt qua những tổn thương (nếu có).