Bé trai 10 ngày tuổi nguy kịch phải thay máu toàn thân vì bệnh thiếu máu tán huyết.
Vàng da không còn là hiện tượng lạ ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên câu chuyện của cậu bé bị vàng da bắt buộc phải thay máu toàn thân do bị thiếu máu tán huyết dưới đây lại là một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả những bậc phụ huynh.
Bé trai nguy kịch vì hóc xương bát cháo lươn, bài học kinh nghiệm cho mẹ có con nhỏ
Cứ tưởng con bị bệnh vàng da, không ngờ phải thay máu toàn thân vì căn bệnh thiếu máu tán huyết
Vào ngày 5/6, chị Jiang (Tây An – Trung Quốc) đã hạ sinh một bé trai kháu khỉnh đặt tên là Xiao Lele, khi cả gia đình đang chìm đắm trong niềm vui thành viên mới thì bảy ngày sau, Xiao Lele đột nhiên bị bệnh vàng da nghiêm trọng và ngày càng nặng hơn. Bên cạnh đó, Lele buồn ngủ và không muốn bú sữa mẹ, sau đó vào khoảng 9h30 sáng ngày 13/6, bố mẹ cô bé đã đưa Xiao Lele đến bệnh viện địa phương để điều trị. Xem xét bệnh sử và khám sức khỏe, bác sĩ chẩn đoán Xiao Lele mắc bệnh thiếu máu tán huyết, chỉ số vàng da vượt quá mức cảnh báo nghiêm trọng, tình trạng rất nguy kịch, cần truyền dịch gấp. Nếu không sẽ gây tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Nguồn hình: mkurnali
Sau khi được sự đồng ý của cha mẹ Lele, bệnh viện địa phương Tây An ngay lập tức liên hệ với bệnh viện Thành phố và chuyển Lele đến khoa sơ sinh để điều trị truyền máu. Từ Tây An đến bệnh viện Thành phố mất khoảng 2 giờ lái xe, trong khoảng thời gian này, các bác sĩ nhi của Thành phố đã lập tức chuẩn bị và nhanh chóng vạch ra phương án điều trị. Các nhân viên y tế của khoa điều dưỡng, khoa truyền máu, khoa xét nghiệm cũng nhanh chóng hoàn tất các khâu chuẩn bị cho việc điều trị thay máu toàn thân một cách khẩn trương.
Theo các bác sĩ cho biết: “Thiếu máu tán huyết phổ biến nhất là bệnh tan máu bẩm sinh ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh do không tương thích nhóm máu của mẹ và trẻ, chẳng hạn như không tương thích nhóm máu ABO, tiếp theo là tán huyết không tương thích nhóm máu RH. Những biểu hiện chính ở trẻ sơ sinh bị phù hoặc vàng da và thiếu máu. Trong trường hợp nặng, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nghiêm trọng. Mẹ của Lele có nhóm máu O, còn bố có nhóm máu A, vì vậy chúng tôi đã chuẩn bị các tế bào hồng cầu nhóm O”.
Lúc 12h30 trưa, Xiao Lele được đưa thẳng vào khoa Nhi của bệnh viện Thành phố để điều trị. Vì chỉ số vàng da của Xiao Lele tăng mạnh và chứng tán huyết nặng gây ra các triệu chứng thiếu máu, nên sau khi loại trừ chứng tán huyết do không tương thích nhóm máu giữa mẹ và con, sau khi phân tích các xét nghiệm liên quan, chẩn đoán được xác nhận là thiếu men G6PD.
Nguồn hình: sohu
2h chiều, buổi điều trị thay máu chính thức bắt đầu. Trong quá trình điều trị thay máu, các bác sĩ sơ sinh đã theo dõi nhịp tim, huyết áp, hô hấp, độ bão hòa oxy trong máu, nhiệt độ cơ thể, lượng đường trong máu và màu da của Xiao Lele. Sau hai giờ điều trị, 400ml máu đã được trao đổi thành công, tương đương với lượng máu của bé gấp 1,5 lần, hiện tại chỉ số vàng da của Xiao Lele đã về ngưỡng an toàn, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, phản ứng tốt và bắt đầu bú bình thường.
Thiếu men G6PD là gì? Nó gây tán huyết ở trẻ sơ sinh như thế nào?
G6PD là một loại enzym trong cơ thể người. Nếu không có enzym này, hồng cầu của con người sẽ mất đi một lớp “áo giáp” bảo vệ, khi gặp phải sự xâm nhập của các chất ôxy hóa, hồng cầu sẽ bị vỡ ra gây thiếu máu, sốt, nước tiểu có màu nước tương và các chứng thiếu máu huyết tán khác.
Trẻ bị thiếu men G6PD khi ăn đậu tằm hoặc sử dụng các loại thuốc, thực phẩm có chất oxy hóa cao sẽ đột ngột bị dị ứng với các biểu hiện như sốt cao, nhức đầu, đau bụng, đau thắt lưng, tim đập nhanh, khó thở, vàng da... Khi cho trẻ đi khám, xét nghiệm sẽ cho kết quả thấy tình trạng thiếu máu do tán huyết ở hồng cầu, gây thiếu máu dẫn đến vàng da, vàng mắt, suy thận. Đặc biệt, những bà mẹ dùng một số mỹ phẩm có chất oxy hóa hoặc ăn đậu tằm (đậu răng ngựa) trong vòng 4 tuần trước khi sinh hoặc trong thời gian cho con bú thì trẻ rất có khả năng bị thiếu men G6PD rất cao. Những trẻ bị vàng da nặng ở thời điểm 2 tuần sau sinh có thể gây ra bệnh bại não, chậm phát triển tâm thần...
Nguồn hình: superpower2
Cha mẹ cần nhớ những điều sau khi có con bị thiếu men G6PD:
- Không sử dụng long não, băng phiến để cho vào tủ quần áo, chăn màn, giường gối...
- Mẹ cho con bú không được sử dụng những thức ăn hoặc dược phẩm không được sử dụng ở người bị thiếu men G6PD vì có thể đi vào cơ thể trẻ qua sữa
- Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ
Để tránh nguy hiểm như trường hợp cậu bé phải thay máu toàn thân do bị thiếu máu tán huyết ở trên, các mẹ trong thời gian mang thai và cho con bú cần tránh một số chất chứa oxy hóa để con được khỏe mạnh hoàn toàn nhé.