Chỉ những ai từng trải qua mới hiểu được những vất vả khi sinh con, chăm con nhỏ. Người mẹ gặp nhiều hạn chế, gò bó sau sinh, lúc này nếu người chồng nghiêm túc và có trách nhiệm thì tâm lý mẹ thoải mái, chuyện chăm con sẽ rất thoải mái, chồng hãy để mọi việc cho mẹ làm.
Giai đoạn sau sinh, mối quan hệ giữa vợ và chồng cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách. Nếu các ông bố cứ khăng khăng đổ hết trách nhiệm chăm con cho mẹ thì tình cảm, tâm lý người mẹ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Mẹ không vui thì làm sao có thể chăm con khỏe, con ngoan?
Cách đây không lâu, một đoạn clip giám sát trong nhà có em bé mới sinh đã khiến nhiều mẹ “lác” mắt. Người đàn ông nửa đêm thức dậy, thấy vợ đang dỗ con ngủ, anh ta liền hành động tức thì. Cư dân mạng cho rằng chồng người khác thật tốt, chồng mình thấy vợ chăm con giữa đêm thì cùng lắm càu nhàu vài tiếng rồi … đi ngủ tiếp, tệ hơn nữa là cho rằng con làm mình thức giấc, đòi có phòng riêng để thẳng giấc.
Ảnh 163
Thật ra sau sinh mẹ cũng chẳng cần gì nhiều, một hành động, một lời nói có thể khiến một người đang mệt mỏi buồn bã cảm thấy được an ủi, được cảm thông, tự nhiên tâm tư sẽ tốt lên nhiều, coi việc chăm sóc con nhỏ là niềm vui, là thiên chức của người mẹ.
Ảnh 163
Đoạn video quay lại cảnh người đàn ông nghe thấy tiếng động trên giường vào nửa đêm, khi tỉnh dậy thì thấy vợ đang dỗ dành đứa con mới sinh trên tay. Trên người vợ chỉ mặc một bộ đồ ngủ khá mỏng, người chồng sợ vợ bị cảm ốm, nên đã quay sang choàng chăn lên người vợ. Anh cũng nhận thấy rằng vợ ngồi lâu rất mỏi nhưng lưng không có điểm tựa, vậy là ông bố xoay người đặt lên lưng vợ làm điểm tựa lưng, cứ thế cho đến khi con thôi quấy khóc.
Ảnh 163
Hành động của người đàn ông chẳng những khiến vợ cảm thấy được an ủi mà các mẹ nhìn thấy cũng xúc động. Người vợ nói rằng chồng hay đi công trình lâu ngày, nhưng về nhà đều phụ vợ chăm con. Tối vợ dậy cho con ăn sữa thì chồng cũng thức quẩn quanh phụ vợ.
“Anh ấy tỉnh dậy ngay sau khi nghe thấy động tĩnh, mặc dù tôi đã cố gắng nhẹ nhàng hết mức có thể. Ngay lúc anh ấy trùm chăn cho tôi, tôi cảm thấy mình đã tìm được đúng người. Tôi có thể hiểu được công việc của anh ấy, thật không dễ dàng chút nào, và anh ấy cũng có thể hiểu được sự vất vả của tôi khi nuôi con nhỏ.”
Ảnh 163
Có một ông bố trẻ cũng chia sẻ kinh nghiệm tương tự. Đó là khi vợ chồng anh có đứa con đầu lòng. Anh không dám ẵm con, cũng không thể giúp con ăn sữa vì con vẫn ăn sữa mẹ. Cánh đàn ông thường nghĩ rằng nếu đã không giúp gì được, còn làm rộn chuyện thêm thì tốt nhất không nên can dự. Nhưng anh thì khác, mỗi khi vợ thức để ôm con, dù không làm gì thì anh cũng thức dậy và quẩn quanh bên vợ. Cho đến khi vợ đặt con xuống cũi đi ngủ thì anh mới đi ngủ. Mặc dù các ông bố khá vụng về, nhưng chỉ cần người mẹ biết rằng bên cạnh mình luôn có một người ở đó, họ sẽ không cảm thấy tủi thân trong những đêm thức dậy dỗ dành con ăn sữa.
Ảnh 163
Với người phụ nữ sau sinh, sự cảm thông và đồng hành của người chồng vô cùng quan trọng. Đó cũng là ý kiến của nhiều bà mẹ:
"Chồng như vậy thì dù sinh con thứ 3 cũng không ngán. Tôi chỉ mới có một đứa con và thời gian đầu tôi vừa ở cữ vừa chăm con. Chồng tôi nghỉ phòng khác để sáng hôm sau đi làm. Tôi thực sự sợ kiểu sống đó."
“Chỉ là có chịu hiểu hay không thôi. Người có con mới hiểu được sinh con không phải dễ dàng.”
"Thật là ấm lòng. Thực ra, không dễ cho cả hai người. Đàn ông kiếm tiền và nuôi gia đình đã khó, nhưng phụ nữ chăm con nhỏ và làm việc nhà thì không dễ chút nào".
Ảnh 163
Khách quan mà nói, việc chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà đối với một người phụ nữ không hề đơn giản, có thể trẻ mới ngủ dậy là quấy khóc. Sau một ngày thì mẹ sẽ cảm thấy kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần, nếu bố có thể hiểu và giúp đỡ thì không sao, nhưng nếu không hiểu thì rất dễ bị trầm cảm.
Thông thường vấn đề hay phát sinh nhất là chồng đòi phòng riêng vì không chịu được tiếng quấy khóc giữa đêm. Như vậy thì vợ chồng gần như gặp mặt nhau chỉ 1,2 giờ là tối đa mỗi ngày. Các ông bố nên hiểu điều này, việc cùng phòng với em bé sẽ giúp bố biết chăm con cực như thế nào, để thông cảm hơn cho mẹ chứ không chỉ lèm bèm trách cứ. Ngoài ra, bố nên chủ động là người giặt tã, quần áo sơ sinh cho bé. Bởi vì nếu nhà không có người giúp việc, chắc chắn mẹ sẽ làm điều đó. Nếu có thể thì giặt tay giúp mẹ những loại khăn, vải liên quan đến việc cho em bé ăn sữa. Việc vào bếp tưởng như chỉ dành riêng cho vợ, nhưng nếu chồng chịu khó nấu cho vợ trong thời gian kiêng cữ, chắc vợ cũng ngon miệng, tâm trạng tự nhiên vui vẻ, cơ thể sẽ phục hồi nhanh hơn.
Đối với con cái, người chồng nên bế con, dỗ dành con, thay tã cho con thường xuyên. Quan trọng là bố có sẵn lòng hay không. Chẳng hạn như sáng sớm trước khi đi làm, nếu đứa bé thức dậy, bố sẽ ôm con để mẹ chuẩn bị các thứ, vệ sinh cá nhân. Khi đứa bé thức giấc vào ban đêm, bố nên là người dậy bế con đầu tiên. Cuối tuần thì nên giành hết việc chăm con, trừ khi con ti sữa mẹ. Không chỉ vì bố thương con mà còn vì sự xót xa đối với vợ.
Về chăm sóc con sau khi sinh, bố ôm ấp con sẽ tốt hơn, dù đi làm cả ngày mệt mỏi nhưng để con tiếp xúc nhiều hơn với bố không chỉ làm sâu sắc thêm mối quan hệ cha mẹ - con cái, mà còn khiến người chồng cảm thấy có trách nhiệm hơn. Mẹ và bà đều không thể thay thế sự tương tác giữa trẻ và bố.